Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp được hình thành để thực hiện các hoạt động được pháp luật, điều lệ ghi nhận liên quan đến thực phẩm chức năng. Sự ra đời của tổ chức này là rất cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển và hỗ trợ nhà nước trong lĩnh vực về thực phẩm chức năng.
Mục lục bài viết
1. Hiệp hội thực phẩm chức năng là gì?
Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam được giải thích cụ thể tại Khoản 1, Điều 2, Điều lệ của tổ chức này, theo đó: “Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (sau đây gọi là Hiệp hội) được thành lập theo Quyết định số 1425/QĐ-BNV ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp, tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ về thực phẩm chức năng và các lĩnh vực khác có liên quan.” Như vậy, định nghĩa này được xây dựng dựa trên cơ sở cho sự ra đời, thành viên của Hiệp hội và các hoạt động về thực phẩm chức năng.
Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đạt 650 triệu USD, đứng thứ 3 thị trường ASEAN. Tốc độ tăng trưởng trung bình theo năm của thị trường dự kiến là 20% trong 10 năm tới. Do thủ tục đăng ký, nhập khẩu dễ dàng nên năm 2013, thị trường có gần 7.000 chủng loại sản phẩm tăng gấp đôi so với năm 2011, số lượng doanh nghiệp trong ngành cũng tăng gấp đôi từ năm 2012 lên 3.500 công ty.
Trong năm 2012, mặc dù hoạt động tiếp thị đa cấp chiếm 55% doanh số toàn thị trường, nhưng có rất nhiều báo cáo về các vấn đề liên quan đến giá không chính thức, hàng giả tràn lan và làm mất lòng tin của khách hàng. Việc kinh doanh các cửa hàng bán lẻ cũng mọc lên. Theo khảo sát năm ngoái nhắm vào khách hàng ở độ tuổi 20, các kênh phân phối phổ biến nhất là cửa hàng thuốc (61,7%), cửa hàng bán lẻ (41,7%) và hệ thống bán hàng đa cấp (10%).
Sản phẩm nhập khẩu chiếm 44% thị trường thực phẩm chức năng về số lượng năm 2009 và con số này tăng đột biến lên 81% vào năm 2013. Hơn nữa, sản phẩm sản xuất trong nước không được khách hàng tín nhiệm cao do thiếu công nghệ sản xuất hiện đại, chất lượng cao. các sản phẩm nhập khẩu trở thành sự ưa chuộng của khách hàng. Ngoài ra, với thuế suất thuế nhập khẩu thông thường (15-30%), khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu là không thấp.
Sự đầu tư của các công ty lớn cũng ngày càng nhiều. Xét về đầu tư nước ngoài trong kênh tiếp thị đa cấp, có nhiều công ty của Mỹ như Amway, Unicity sở hữu nhà máy sản xuất tại địa phương; trong khi Herbalife, Nu Skin tập trung vào các sản phẩm nhập khẩu. GlaxoSmithKline (GSK) –một công ty dược phẩm của Anh- đã hợp tác với một công ty Việt Nam tên là Savipharm trong việc sản xuất và phân phối. Đồng thời, các công ty trong nước như Vinamilk, Saigon Food cũng tham gia thị trường khi tận dụng lợi thế của các kênh phân phối quy mô lớn trên khắp Việt Nam. Hơn nữa, ECO Pharma được thành lập năm 2008 đứng trong top 10 công ty tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 3 năm liên tiếp từ năm 2012. Công ty chuyên cung cấp Thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Mỹ thông qua hệ thống cửa hàng và nhà thuốc, thực hiện nhiều quảng cáo quy mô lớn nhằm đẩy mạnh bán các sản phẩm thiên nhiên và như vậy năm 2012 doanh thu bán hàng của công ty là 45 triệu USD, tăng 165% so với năm trước.
2. Chức năng của Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam:
Chức năng của Hiệp hội thực phẩm chức năng không được ghi nhận cụ thể trong Điều lệ của tổ chức này, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Hiệp hội không có bất cứ chức năng nào. Xem xét về chức năng có thể nhìn rộng hơn về mục đích cũng như nhiệm vụ của Hiệp hội, theo đó sự ra đời của Hiệp hội chủ yếu thực hiện các chức năng sau:
– Tập hợp, kết nối các doanh nghiệp, tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thực phẩm chức năng và các lĩnh vực liên quan nhằm hợp tác hỗ trợ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng đúng đắn, khoa học. (Khoản 2, Điều 2).
Có thể thấy, thành viên của Hiệp hội rất đa dạng, từ doanh nghiệp, tổ chức đến các cá nhân mà không yêu cầu bất cứ điều kiện gì đặc biệt, dĩ nhiên là phải hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm chức năng. Việc tập hợp, kết nối các chủ thể là chức năng quan trọng để, tạo nên một tổ chức mạnh mẽ, thống nhất, có đủ nhân lực và tài lực để thực hiện các mục đích của hiệp hội.
– Hỗ trợ, liên kết các hội viên cùng tham gia sản xuất và tiêu thụ thực phẩm chức năng có chất lượng và giá trị cao để mang lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu; từng bước xây dựng lĩnh vực thực phẩm chức năng thành một lĩnh vực mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. (Khoản 2, Điều 2).
Chức năng hỗ trợ, liên kết ở đây có ý nghĩa quan trọng, là cách để Hiệp hội giúp đỡ các hội viên tìm kiếm việc làm, nguồn lợi nhuận, vừa đảm bảo được lợi ích của hội viên, vừa đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Đây là chức năng góp phần làm hoàn thiện hơn ý thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng hiệu quả và tối ưu.
Trong lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội cũng phản ánh được chức năng của tổ chức này, theo đó Điều 5 Điều lệ ghi nhận rằng:
– Tư vấn, phản biện và giám định xã hội về các vấn đề liên quan đến thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật. Đây vừa là nhiệm vụ vừa là chức năng của Hiệp hội thực phẩm chức năng, tư vấn được hiểu là việc đưa ra các lời khuyên, giải đáp các thắc mắc cho xã hội, phản biện được hiểu là khả năng phân tích và đưa ra các luồng ý kiến khác nhau có giá trị; còn giám định xã hội là việc thực hiện kỹ năng chuyên môn cùng với sự hỗ trợ của kỹ thuật để đưa ra các kết luận liên quan đến thực phẩm chức năng.
3. Phạm vi hoạt động của Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam:
Theo Khoản 1, Điều 4, Điều lệ Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam: “ Hiệp hội hoạt động trên phạm vi cả nước.” Hiệp hội có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội. Tùy theo nhu cầu hoạt động, Hiệp hội có thể lập văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, phạm vi hoạt động của Hiệp hội thực phẩm chức năng rất rộng, chi phối tới mọi đối tượng là thành viên hay tất cả các hoạt động được pháp luật ghi nhận. Để thực hiện hiệu quả, thì Hiệp hội thành lập các chi hội, tổ chức trực thuộc Hiệp hội, phân bố trên khắp cả nước. Việc Hiệp hội hoạt động trong phạm vi cả nước cũng là điều dễ hiểu trong mối tương quan như các hiệp hội khác, bên cạnh đó, Hiệp hội cũng được thành lập bởi Bộ Nội vụ, khi thành lập cơ quan có thẩm quyền đã xem xét đến tính chất, phạm vi hoạt động mang tính bao trùm và mong muốn Hiệp hội sẽ thực hiện được tối ưu mọi hoạt động dù ở bất kỳ phạm vi nào.