Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương được thành lập và có những vai trò cũng như ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốc gia. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương là cơ quan nghiên cứu quản lý kinh tế – xã hội trong cả nước và các các chức năng, nhiệm vụ quan trọng. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về cơ quan này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương:
1.1. Khái quát chung về Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương:
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã được thành lập từ năm 1977, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương chính là cơ quan nghiên cứu quản lý kinh tế – xã hội trong cả nước, tham mưu cho Đảng, Nhà nước những vấn đề quan trọng mang tính bước ngoặt như tổ chức lại nền sản xuất, cải tiến phương thức quản lý và kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế. Hiện tại, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương là cơ quan nghiên cứu đầu ngành trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư – và nó cũng được ví như là đầu não ra đời những quyết sách quan trọng của đất nước.
Ngày 27/10/1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 07-CP giao Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phụ trách Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Trong suốt 40 năm qua, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, tổ chức nghiên cứu, tham mưu các chính sách kinh tế cho Đảng và Nhà nước nhằm mục đích để có thể đưa ra các giải pháp chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế… góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới đất nước, phát triển kinh tế tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Kể từ khi Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thành lập, chức năng và vai trò cơ bản của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương về cơ bản vẫn không thay đổi, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương vẫn luôn là cơ quan nghiên cứu xây dựng và phát triển khoa học quản lý kinh tế ở Việt Nam, đề xuất các chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu thực tiễn của tình hình kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, là cơ quan tư vấn kinh tế quan trọng và tin cậy của Đảng, Nhà nước; bên cạnh đó được được bạn bè và các tổ chức quốc tế đánh giá cao trong nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế.
1.2. Khái niệm Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương:
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương được hiểu là cơ quan nghiên cứu xây dựng và phát triển khoa học quản lý kinh tế ở Việt Nam, đề xuất các chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu thực tiễn của tình hình kinh tế – xã hội của từng giai đoạn phát triển của đất nước, là cơ quan tư vấn kinh tế quan trọng và tin cậy của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; đồng thời Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương cũng rất được bạn bè và các tổ chức quốc tế đánh giá cao trong nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ngày nay thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn chủ động nghiên cứu những vấn đề mới để tham mưu cho Đảng và Nhà nước các chủ trương, chính sách về đổi mới kinh tế. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã trải qua hơn 40 năm phát triển và trưởng thành, đến nay, Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương đã và đang đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào thúc đẩy quá trình đổi mới và cải cách toàn diện nền kinh tế; vào sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cũng đã thể hiện rõ vai trò của một cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về nghiên cứu kinh tế và tư vấn chính sách đổi mới, phát triển kinh tế. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương chú trọng tập trung vào các vấn đề mang tính chiến lược và thực tiễn cải cách, phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương trong tiếng Anh là gì?
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương trong tiếng Anh là Central Institute for Economic Management; viết tắt là CIEM.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương:
Về cơ cấu tổ chức, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương có bảy đơn vị cụ thể bao gồm: Ban nghiên cứu tổng hợp; Ban nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực; Ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh; Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp; Ban nghiên cứu các vấn đề xã hội; Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu; Văn phòng.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương có Viện trưởng và không quá ba Phó Viện trưởng.
2. Một số đóng góp của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương:
Một số đóng góp của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương bao gồm:
– Các đóng góp của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương về công tác nghiên cứu, tham mưu cơ chế chính sách:
Từ khi được thành lập, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương vẫn luôn được giao tổ chức nghiên cứu xây dựng các dự thảo văn bản chính sách và báo cáo đánh giá triển khai chính sách liên quan đến phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chỉ trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương đã chủ trì xây dựng và trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư hàng trăm dự thảo văn bản chính sách và báo cáo kết quả triển khai chính sách về việc nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị quyết của Trung ương; nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật, Nghị quyết của Quốc hội; nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị quyết và Nghị định của Chính phủ; nghiên cứu xây dựng dự thảo các Chiến lược, Đề án và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và nghiên cứu xây dựng các báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
– Các đóng góp của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương về công tác nghiên cứu khoa học:
Ngay từ khi mới thành lập, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã luôn coi trọng công tác tổ chức nghiên cứu khoa học gắn liền với tổng kết thực tiễn nhằm tạo luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng các đề án quản lý kinh tế tham mưu cho Đảng và Nhà nước. Trong cơ cấu tổ chức của nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương, Hội đồng khoa học với các thành viên do Hội nghị cán bộ nghiên cứu bầu ra, có chức năng tư vấn về khoa học quản lý kinh tế cho Viện trưởng và các Lãnh đạo Viện.
Trong giai đoạn mười năm gần đây, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước; đề tài khoa học cấp Bộ và đề tài cơ sở. Các đề tài do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thực hiện đều nhằm mục đích để phục vụ trực tiếp cho thực hiện các nhiệm vụ chính trị được cấp trên giao.
– Các đóng góp của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương về công tác đào tạo:
Hiện nay, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tập trung vào công tác đào tạo tiến sĩ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành quản lý kinh tế; mở các lớp tập huấn có liên quan đến phổ biến, tuyên truyền nội dung luật pháp kinh tế và các lớp chuyên đề về kinh doanh, cơ chế chính sách và quản lý kinh tế cho cán bộ, lãnh đạo cũng như các doanh nghiệp trong cả nước.
– Các đóng góp của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương về hợp tác quốc tế:
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cũng tích cực hợp tác nghiên cứu với nhiều nước và tổ chức quốc tế cụ thể như: Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam do Chính phủ Australia tài trợ; Chương trình hợp tác phát triển Liên Hợp Quốc,…
Nhiều dự án nghiên cứu hợp tác quốc tế có tính thực tiễn cao cụ thể như: Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam; Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng xanh; Dự án tầm nhìn thể chế đến năm 2020 do Chính phủ Thụy Điển tài trợ thông qua tổ chức SIDA phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ; tham gia vào hoạt động của Ủy ban Kinh tế, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương,…
Ngoài ra, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương còn thiết lập quan hệ hợp tác rộng rãi và có hiệu quả với một số nước và tổ chức quốc tế cụ thể như: Pháp, Anh, Úc, Canada, Trung Quốc, Singapore, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Viện nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương còn là thành viên của Viện Nghiên cứu ASEAN và Đông Á (ERIA).