Vấn đề thuỷ lợi còn có những ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Chính vì những vai trò to lớn thuỷ lợi mà Hội Thủy lợi Việt Nam ra đời. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về Hội Thủy lợi Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về Hội Thủy lợi Việt Nam:
Khái niệm Hội Thủy lợi Việt Nam:
Hội Thủy lợi Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các tập thể, các cá nhân làm công tác quản lí, tư vấn, nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng, khai thác vận hành hệ thống công trình, sản xuất kinh doanh, dịch vụ vật tư thiết bị thuộc chuyên ngành thủy lợi – thủy điện
Hội Thủy lợi Việt Nam cũng là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Hội Thủy lợi Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản tại Ngân hàng. Trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Tùy theo nhu cầu và điều kiện phát triển, Hội có thể lập Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, tại thành phố Đà Nẵng khi được ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng chấp thuận.
Hội Thủy lợi Việt Nam hoạt động theo Điều lệ của Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ luật pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được sự bảo trợ và quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hội Thủy lợi Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là gì?
Hội Thủy lợi Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là Vietnam Water Resources Development Association – VIWARDA.
Tôn chỉ – mục đích của Hội Thủy lợi Việt Nam:
Hội Thủy lợi Việt Nam tập hợp rộng rãi các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi – thủy điện, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, chính kiến nhằm trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn.
Hội Thủy lợi Việt Nam ra đời góp phần giải quyết những yêu cầu về xây dựng và quản lí khai thác công trình thủy điện ở Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cơ cấu tổ chức của Hội Thủy lợi Việt Nam:
Tổ chức và hoạt động của Hội Thủy lợi Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cơ cấu tổ chức của Hội Thủy lợi Việt Nam được quy định cụ thể bao gồm:
– Đại hội đại biểu toàn quốc, Ban Chấp hành Hội, Ban Thường vụ Hội, Ban Kiểm tra Hội.
– Chủ tịch Hội, Các Phó Chủ tịch Hội.
– Tổng Thư ký.
– Các ủy viên Ban Chấp hành.
– Văn phòng Hội và các ban chuyên môn, Các tổ chức trực thuộc Hội.
– Các chi hội và phân hội thuộc Hội.
– Các Hội Thủy lợi ở các địa phương tham gia làm thành viên của Hội. CƠ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội bất thường được triệu tập khi có hơn 1/2 số ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội Thủy lợi Việt Nam:
Hội Thủy lợi Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
– Hội Thủy lợi Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khoa học và công nghệ cho hội viên.
– Hội Thủy lợi Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức hội nghị, hội thảo, cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kiến thức về khoa học, công nghệ, về sản xuất kinh doanh cho hội viên, các cộng đồng dân cư và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi – thủy điện, khai thác tài nguyên nước.
– Hội Thủy lợi Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn tư vấn, phản biện, giám định về khoa học, công nghệ và tính toán kinh tế đối với các dự án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi – thủy điện, quản lí khai thác và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước của Nhà nước và các thành phẩm kinh tế khác khi được yêu cầu hoặc tự đề xuất khi thấy cần thiết.
– Hội Thủy lợi Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn tham gia nghiên cứu, tư vấn, phản biện, góp ý vào việc hoạch định các chủ trương, chính sách cơ chế và chiến lược về quản lí thống nhất, tổng hợp tài nguyên nước.
– Hội Thủy lợi Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn ứng dụng vào sản xuất các tiến bộ khoa học, công nghệ về thủy lợi – thủy điện, về khai thác tài nguyên nước phục vụ các nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế an ninh – quốc phòng.
– Hội Thủy lợi Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng về khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực thủy lợi – thủy điện, quản lí khai thác và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước nhằm giúp đỡ, khuyến khích hội viên nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề, phát huy sáng tạo, góp phần đào tạo và bồi dưỡng tài năng cho đất nước.
– Hội Thủy lợi Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện hợp tác với các cơ quan, các tổ chức trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực chuyên môn thủy lợi – thủy điện, khai thác tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước theo đúng quy định của pháp luật.
– Hội Thủy lợi Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn xuất bản tạp chí và các ấn phẩm phổ biến kiến thức khoa học kĩ thuật theo đúng quy định của pháp luật.
– Hội Thủy lợi Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn giúp đỡ, động viên hội viên tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến thủy lợi – thủy điện.
– Hội Thủy lợi Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn xây dựng tổ chức Hội đoàn kết vững mạnh. Quản lí hội viên, tài sản, kinh phí theo đúng quy định của pháp luật.
– Hội Thủy lợi Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn đại diện và bảo vệ các lợi ích hợp pháp của hội viên.
3. Quy định về Hội viên của Hội Thủy lợi Việt Nam:
Hội viên của Hội Thủy lợi Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
Các tổ chức pháp nhân của Việt Nam (hội viên tập thể), các công dân Việt Nam (hội viên cá nhân) hoạt động trong ngành thủy lợi – thủy điện, quản lý khai thác tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước hoặc có liên quan tán thành điều lệ và tự nguyện xin gia nhập Hội đều có thể trở thành hội viên của Hội. Việc kết nạp hội viên do Ban Thường vụ Hội quyết định.
Các hình thức hội viên Hội Thủy lợi Việt Nam bao gồm:
– Hội viên tập thể là những doanh nghiệp; tổ chức kinh tế, khoa học kỹ thuật, đào tạo hoạt động trong ngành thủy lợi – thủy điện, quản lý khai thác tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước và ngành có liên quan, do giám đốc hoặc người được ủy quyền của tổ chức đó làm đại diện.
– Hội viên cá nhân là những người tự nguyện, có hiểu biết và hoạt động trong ngành thủy lợi – thủy điện, quản lý khai thác tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước, có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội, không phân biệt đang công tác hay đã nghỉ hưu.
– Hội viên danh dự là những người có uy tín cao, có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của Hội, có khả năng đóng góp nhiều cho Hội được Hội mời làm hội viên danh dự.
– Hội viên tán trợ và hội viên liên kết là các tổ chức, cá nhân, cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ thức kinh tế khác, hợp tác hỗ trợ Hội bằng các hoạt động phù hợp với Điều lệ của Hội và quy định của pháp luật.
Hội viên của cấc Hội khác nếu tự nguyện và tán thành Điều lệ Hội Thủy lợi Việt Nam, có đơn xin gia nhập Hội sẽ được Ban Thường vụ Hội xem xét quyết định là hội viên của Hội Thủy lợi Việt Nam.
Nhiệm vụ của hội viên Hội Thủy lợi Việt Nam bao gồm:
– Hội viên Hội Thủy lợi Việt Nam có nhiệm vụ nghiêm chỉnh thực hiện mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
– Hội viên Hội Thủy lợi Việt Nam có nhiệm vụ chấp hành Điều lệ, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Hội; tuyên truyền phát triển hội viên mới, đóng góp xây dựng Hội phát triển không ngừng.
– Hội viên Hội Thủy lợi Việt Nam có nhiệm vụ tham gia đều đặn các hoạt động của Hội, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ của hội viên, phát huy vai trò của hội viên.
– Hội viên Hội Thủy lợi Việt Nam có nhiệm vụ đóng hội phí đầy đủ.
– Hội viên Hội Thủy lợi Việt Nam khi có nguyện vọng muốn ra khỏi Hội, hội viên phải có đơn gửi Ban Thường vụ Hội để Ban Thường vụ Hội xem xét chuẩn y.
Quyền lợi của hội viên Hội viên Hội Thủy lợi Việt Nam bao gồm:
– Hội viên Hội Thủy lợi Việt Nam có quyền được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức nh phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh; bồi d ỡng chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ khoa học công nghệ, quản lý. Được cung cấp thông tin, tài liệu; dự hội thảo, các lớp đào tạo, huấn luyện, trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; tham quan, khảo sát ở trong nước và nước ngoài do Hội tổ chức.
– Hội viên Hội Thủy lợi Việt Nam có quyền được Hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; được hội giúp đỡ, bảo trợ trong các công trình nghiên cứu, thử nghiệm, sáng kiến phát minh trong lĩnh vực thủy lợi – thủy điện, tài nguyên nước và môi trường nước.
– Hội viên Hội Thủy lợi Việt Nam có quyền được thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phê bình mọi công việc của Hội được ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành của Hội. Hội viên tán trợ và hội viên liên kết không tham gia biểu quyết và ứng cử đề cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.
– Hội viên Hội Thủy lợi Việt Nam có quyền được cấp thẻ hội viên.
– Hội viên Hội Thủy lợi Việt Nam có quyền được tham gia các Hội khác theo quy định của pháp luật.