Tìm hiểu về Hội Tuyển khoáng Việt Nam? Nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của Hội Tuyển khoáng Việt Nam? Cơ cấu của Hội Tuyển khoáng Việt Nam?
Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều với vai trò và ý nghĩa to lớn trong thực tiễn. Hội Tuyển khoáng Việt Nam là một trong số đó và đây là tổ chức được thành lập một cách tự nguyện của những người hoạt động trong ngành tuyển khoáng. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết đến Hội Tuyển khoáng Việt Nam. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu Hội Tuyển khoáng Việt Nam là gì cũng như những nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức của Hội Tuyển khoáng Việt Nam?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về Hội Tuyển khoáng Việt Nam:
Khái niệm Hội Tuyển khoáng Việt Nam:
Hội Tuyển khoáng Việt Nam là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của những người hoạt động trong ngành tuyển khoáng.
Hội Tuyển khoáng Việt Nam là Hội thành viên của Tổng Hội Địa chất Việt Nam.
Hội Tuyển khoáng Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là gì?
Hội Tuyển khoáng Việt Nam có tên gọi tiếng Anh là Viet Nam Association for Mineral Processing – VAMPRO.
Mục đích của Hội Tuyển khoáng Việt Nam:
– Mục đích của Hội Tuyển khoáng Việt Nam là tập hợp, đoàn kết rộng rãi những người hoạt động trong chuyên ngành tuyển khoáng và có liên quan đến ngành tuyển khoáng.
– Mục đích của Hội Tuyển khoáng Việt Nam là giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, cống hiến cho sự nghiệp phát triển ngành Tuyển khoáng Việt Nam.
– Mục đích của Hội Tuyển khoáng Việt Nam là góp phần phát triển bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Phạm vi hoạt động của Hội Tuyển khoáng Việt Nam:
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, có trụ sở tại Hà Nội.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản và tài chính riêng, có tài khoản tại Ngân hàng, có cơ quan ngôn luận (báo, ấn phẩm, tạp chí, câu lạc bộ…).
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam được gia nhập các tổ chức Hội cùng chuyên ngành trong khu vực và quốc tế theo đúng quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của Hội Tuyển khoáng Việt Nam:
Nhiệm vụ của Hội Tuyển khoáng Việt Nam:
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, động viên nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên trong việc nghiên cứu khoa học công nghệ tuyển khoáng nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam có nhiệm vụ khuyến khích và giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ khoa học, nghiệp vụ và ngoại ngữ. Tham gia đào tạo nhân tài chuyên ngành tuyển khoáng Việt Nam.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam có nhiệm vụ thông tin và phổ biến cho quần chúng nhân dân kiến thức về tài nguyên khoáng sản, về các phương pháp, thiết bị, công nghệ tuyển khoáng để chế biến và sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản Việt Nam, góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và nghiên cứu triển khai các phương pháp, thiết bị và công nghệ tuyển khoáng mới, các tiến bộ khoa học công nghệ và các kinh nghiệm tiên tiến trong nước và ngoài nước để chế biến hợp lí, sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên khoáng sản Việt Nam, bảo vệ môi trường.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội về chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan đến ngành tuyển khoáng và tài nguyên khoáng sản; về các chính sách, chế độ và biện pháp phát triển ngành công nghiệp khoáng sản Việt Nam khi được yêu cầu.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động kinh tế có liên quan đến khoa học công nghệ và môi trường ngành tuyển khoáng và công nghiệp khoáng sản theo qui định của pháp luật để tạo nguồn thu cho Hội, thông qua các công việc như:
Nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất thử, xây dựng mô hình trình diễn và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ khác.
Quyền hạn của Hội Tuyển khoáng Việt Nam:
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam có quyền được tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc quản lý hành nghề đối với hội viên của Hội. Giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật có liên quan đến hành nghề.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam có quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên theo đúng Điều lệ của Hội.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam có quyền trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến ngành tuyển khoáng theo quy định của pháp luật.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam có quyền đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam có quyền được gây quỹ của Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và nguồn thu từ hoạt động tư vấn, dịch vụ khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam có quyền được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Phương thức hoạt động của Hội Tuyển khoáng Việt Nam:
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam sẽ tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo, các cuộc trao đổi thông tin có liên quan đến tài nguyên khoáng sản, địa chất, tuyển khoáng trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam sẽ mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho hội viên và quần chúng. Tham gia công tác giáo dục đào tạo công nhân kỹ thuật, cao đẳng, đại học và trên đại học.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam sẽ tham gia, biên soạn vả xuất bản các sách báo ngành địa chất, khoáng sản và tuyển khoáng, theo quy định của pháp luật.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam sẽ tổ chức và tham gia công tác phản biện, nghiên cứu khoa học và tư vấn thiết kế áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học kỹ thuật có liên quan đến phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường ngành tuyển khoáng và ngành công nghiệp khoáng sản, theo quy định của pháp luật.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam sẽ tham gia khen thưởng, động viên các công trình nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tuyển khoáng xuất sắc, các học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh ngành tuyển khoáng có thành tích học tập tốt.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam cùng hợp tác với các Hội chuyên ngành, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức đào tạo, các ngành kinh tế kỹ thuật, các Hiệp hội và tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước có liên quan đến ngành tuyển khoáng như địa chất, khai thác, luyện kim, xây dựng, hóa chất, phân bón, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để lựa chọn và áp dụng công nghệ chế biến hợp lý và sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên khoáng sản Việt Nam và bảo vệ môi trường.
– Hội Tuyển khoáng Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các hội ở trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn. Tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức ở trong và ngoài nước để đẩy mạnh sự hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu của Hội Tuyển khoáng Việt Nam:
Hội Tuyển khoáng Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc sau đây:
Hội Tuyển khoáng Việt Nam được tổ chức theo Điều lệ của Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không trái với pháp luật; Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội đều do bầu cử lập ra và làm việc trên nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Tổ chức các cấp của Hội được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, và tổ chức các cấp của Hội cũng không được trái với Điều lệ Hội, các Nghị quyết của Trung ương Hội và pháp luật của Nhà nước.
Tổ chức của Hội Tuyển khoáng Việt Nam bao gồm:
– Đại hội đại biểu toàn quốc:
+ Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Tuyển khoáng Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc với nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội họp bất thường khi có 1/2 số Ủy viên Ban chấp hành Trung ương hoặc hơn 2/3 số Chi hội yêu cầu.
+ Thành phần, số lượng dự Đại hội do Ban chấp hành Trung ương đương nhiệm của Hội Tuyển khoáng Việt Nam quy định.
+ Đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội Tuyển khoáng Việt Nam do tổ chức các cấp bầu ra và do ban chấp hành Trung ương Hội mời, số lượng đại biểu mời không quá 10% số đại biểu triệu tập.
– Ban Chấp hành Trung ương Hội Tuyển khoáng Việt Nam:
+ Ban chấp hành Trung ương Hội Tuyển khoáng Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa 2 kỳ Đại hội. Số lượng ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội do Đại hội ấn định và trực tiếp bầu. Ban chấp hành Trung ương Hội họp định kỳ mỗi năm một lần.
+ Ban chấp hành Trung ương Hội có các nhiệm vụ như sau:
Lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội. Lãnh đạo công tác của Hội trong thời gian giữa 2 kỳ Đại hội.
Bầu Ban thường vụ bao gồm các chủ thể sau đây: Chủ tịch, các phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các Ủy viên thường vụ. Số thành viên Ban thường vụ không quá 20% tổng số ủy viên Ban chấp hành Trung ương của Hội.
Khi cần thiết, Ban chấp hành Trung ương Hội sẽ có quyền bầu bổ sung một số ủy viên Trung ương mới nhưng số lượng không vượt quá 1/3 số ủy viên do Đại hội bầu ra.
+ Thể thức bầu các chức danh Ban lãnh đạo Hội do ban chấp hành Trung ương Hội Tuyển khoáng Việt Nam quyết định.
– Ban Kiểm tra.
+ Ban kiểm tra Trung ương Hội có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành điều lệ Hội, việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương Hội, giải quyết thư khiếu tố có liên quan đến các hội viên và tổ chức Hội, theo quy định của pháp luật.
+ Ban kiểm tra Trung ương Hội có quyền yêu cầu hội viên và các tổ chức, đơn vị thuộc trung ương Hội báo cáo những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra đã được Ban thường vụ Trung ương Hội đồng ý, theo quy định của pháp luật.
+ Nhiệm kỳ của Ban kiểm tra là 5 năm.
– Văn phòng Hội Tuyển khoáng Việt Nam.
– Các Chi hội cơ sở.