Để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể này thì Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam đã ra đời. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về người khuyết tật:
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay trên thế giới sẽ có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết, khuyết tật và tàn tật. Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động của con người, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ.
Theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế Người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác. Chính bởi vì thế mà khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống.
Người khuyết tật (còn có cách gọi khác là người tàn tật) về cơ bản là những người thiếu, mất một phần cơ thể hay trí tuệ, các chủ thể này thông thường sẽ rất khó khăn trong quá trình vận động, những người không có khả năng tự vận động trong các hoạt động hằng ngày khi vận động và các sinh hoạt cá nhân cần có sự giúp đỡ của người khác.
Người khuyết tật là người có một hay có nhiều khiếm khuyết trên cơ thể hoặc tinh thần, những khiếm khuyết ấy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động hay trí tuệ người mắc bệnh. Những khiếm khuyết đó gây ra những suy giảm đáng kể và ảnh hưởng lâu dài đến đời sống của họ. Sự suy yếu về thể trạng hay trí tuệ của người khuyết tật sẽ làm giảm khả năng vận động, giảm khả năng tư duy vè nhận thức.
Đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 quy định về người khuyết tật được định nghĩa như sau:
“1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”
Chủ thể là người khuyết tật có những đặc điểm cơ bản như sau: Chủ thể là người khuyết tật là nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Hiện nay, chủ thể là những người khuyết tật có ở mọi nơi trên thế giới và các quốc gia phải có trách nhiệm để bảo vệ người khuyết tật.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết tật cụ thể như: Bẩm sinh, bệnh tật, chiến tranh, sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Nếu như giai đoạn trước đây, các nguyên nhân như: bẩm sinh, bệnh tật, chiến tranh là nguyên nhân chính dẫn tới khuyết tật. Thì trong những năm tới, các nguyên nhân như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường sẽ khiến cho số lượng người khuyết tật có xu hướng ngày một gia tăng.
2. Tìm hiểu về thương binh:
Thương binh được hiểu cơ bản là những người thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm quân nhân, công an nhân dân, do chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, nguy hiểm, vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, hoặc làm nghĩa vụ quốc tế…mà bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Tham gia chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia.
– Chủ thể trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu.
– Chủ thể hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể.
– Chủ thể làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Trường hợp các chủ thể là những người bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh.
– Chủ thể trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015.
– Chủ thể dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân.
– Chủ thể trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai.
– Chủ thể làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
– Chủ thể khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.
Không xem xét xác nhận thương binh đối với: Những trường hợp bị thương do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị. Những trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận thương binh hoặc đã giải quyết chế độ tai nạn lao động.
3. Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam:
Khái niệm Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam:
Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) được hiểu là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các cá nhân, tổ chức của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh – dịch vụ hoặc trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế có liên quan đến việc sử dụng nguồn nhân lực là thương binh và người khuyết tật theo quy định của pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là hội viên) tự nguyện thành lập, không vụ lợi nhằm mục đích sau đây:
– Phối hợp các hoạt động của các hội viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, quảng bá, dịch vụ, hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế trong phạm vi cả nước nói chung; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên.
– Phát triển nhanh và bền vững các loại hình sản xuất – kinh doanh – dịch vụ, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ khác có liên quan cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất – kinh doanh – dịch vụ để nhằm mục đích góp phần xây dựng và phát triển bền vững đơn vị, tổ chức của hội viên, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế – xã hội của đất nước.
Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam trong tiếng Anh gọi là gì?
Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam trong tiếng Anh gọi là Vietnam Association for Invalids and Disabilities Enterprise – VAIDE.
Chức năng của Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam:
– Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam có chức năng tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viên cũng như các tầng lớp nhân dân tham gia góp phần tích cực vào công tác phát triển bền vững của ngành, lĩnh vực sản xuất – kinh doanh – dịch vụ hoặc trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế có liên quan đến việc sử dụng nguồn nhân lực là thương binh và người khuyết tật của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam có chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực sản xuất – kinh doanh – dịch vụ hoặc trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế có liên quan đến việc sử dụng nguồn nhân lực là thương binh và người khuyết tật của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam có chức năng tư vấn, phản biện về ngành, lĩnh vực liên quan đến các công việc thuộc về công tác phát triển bền vững của ngành, lĩnh vực sản xuất – kinh doanh – dịch vụ hoặc trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế có liên quan đến việc sử dụng nguồn nhân lực là thương binh và người khuyết tật của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Làm cầu nối giữa các hội viên, thành viên của Hiệp hội với các cơ quan hữu quan nhằm mục đích để giải quyết các vấn đề có liên quan đến sự phát triển bền vững về ngành, lĩnh vực liên quan đến việc sử dụng nguồn nhân lực là thương binh và người khuyết tật của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam có chức năng hỗ trợ hội viên trong việc ổn định, mở rộng và phát triển các loại hình kinh doanh – dịch vụ liên quan đến các công việc thuộc về ngành, lĩnh vực sử dụng nguồn nhân lực là thương binh và người khuyết tật của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam có chức năng xúc tiến công tác đầu tư – thương mại – dịch vụ – hợp tác quốc tế, cung cấp thông tin, tư vấn, tổ chức, hợp tác tổ chức hội nghị, hội thảo về ngành, lĩnh vực liên quan đến sử dụng nguồn nhân lực là thương binh và người khuyết tật của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.