Để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Một trong số những cơ quan thực hiện nhiệm vụ đó chính là Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp. Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp:
1.1. Khái niệm và cơ cấu Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp:
Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp được quy định cụ thể là một trong số những tổ chức có ya nghĩa và vai trò quan trọng thuộc Bộ Công Thương. Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về công nghiệp và thương mại. Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lí nhà nước về tài chính, kế toán trong phạm vi quản lí của Bộ.
– Tài chính và kế toán là hai chức năng chính trong ngành công nghiệp hiện nay và có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ta hiểu về lĩnh vực tài chính, kế toán như sau:
+ Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức.
Từ công việc đó cung cấp thì thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong tổ chức giúp Ban lãnh đạo đưa ra những quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong tổ chức đó
+ Tài chính doanh nghiệp là những công cụ, công việc quan trọng trong hệ thống tài chính của các tổ chức. Các hoạt động liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng nguồn vồn đó để đầu tư vào tài sản trong tổ chức thường nhằm tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu tổ chức.
Dựa trên những thông tin tài chính của tổ chức, các chủ thể là những người làm tài chính sẽ quản lý dòng tiền trong tổ chức để phục vụ cho những hoạt động của tổ chức đó.
Hoạt động tài chính sẽ liên quan trực tiếp đến quyết định đầu tư, quyết định về nguồn vốn và quyết định về phân phối những lợi nhuận. Mục tiêu chung của các quyết định đó là giúp tối đa hóa giá trị cho các tổ chức.
Nếu kế toán là bộ phận thực hiện nhiệm vụ tổng hợp doanh thu, tính toán ra con số cụ thể mọi hoạt động thu và chi tài chính, luân chuyển dòng tiền, theo dõi và thực hiện thanh toán các hóa đơn,… thì bộ phận tài chính là đơn vị tiếp nhận những con số đó để phân tích và dự đoán ngoài kinh phí để nhằm mục đích giúp các tổ chức đảm bảo khai thác tối đa hiệu quản nguồn vốn. Từ đó thực hiện tư vấn, đề xuất cho Ban lãnh đạo các giải pháp về chi phí trong các dự án, đầu tư vốn,… hỗ trợ mọi hoạt động liên quan tới tài chính.
– Về kiểm tra, giám sát tài chính các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc; về thực hiện quản lí ngân sách nhà nước, quản lí tài chính, tài sản tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ.
+ Ta hiểu về quản lí ngân sách nhà nước như sau:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế, lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước và của hàng hóa, tiền tệ. Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực thực hiện duy trì và phát triển xã hội thường quy định các khoản thu mang tính bắt buộc các đối tượng trong xã hội phải đóng góp để đảm bảo chi tiêu cho bộ máy Nhà nước, quân đội, cảnh sát, giáo dục. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của các chế độ xã hội, nhiều khái niệm về ngân sách nhà nước đã được đề cập theo các góc độ khác nhau.
Trong thực tiễn hoạt động Ngân sách nhà nước là hoạt động thu (tạo thu) và chi tiêu (sử dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dưới hình thức giá trị.
Theo đó, quản lý ngân sách nhà nước được hiểu cơ bản là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Quản lý ngân sách nhà nước thực chất là quản lý thu, chi ngân sách nhà nước và cân đối hệ thống ngân sách nhà nước.
+ Ta hiểu về quản lý tài chính như sau:
Quản lý tài chính về bản chất có thể hiểu là quản lý nguồn vốn. Trong đó có nguồn vốn tiền mặt, tài sản và các quan hệ tài chính khác như khoản phải thu, khoản phải trả,… nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Quản lý tài chính được đánh giá là công việc vô cùng quan trọng đối với người quản lý doanh nghiệp, việc quản lý tài chính có hiệu quả không những giúp tăng lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệp phát triển hơn ra nhiều thị trường thế giới.
Trong tình hình như hiện nay, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa lâu dài của tất cả các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị. Trong đó, bước đột phá quan trọng nhất là việc đổi mới quản lý tài chính, tài sản tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ để nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc cung cấp các dịch vụ cơ bản và thiết yếu cho xã hội ngày càng tốt hơn.
– Đầu mối tham gia chính sách về thuế nội địa, chính sách về giá và phí (trừ các loại giá và phí có quy định phân công riêng) trong ngành Công Thương theo quy định pháp luật và phân công của Bộ.
1.2. Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp trong tiếng Anh là gì?
Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp trong tiếng Anh tạm dịch là Finance and Business Innovation Department.
2. Nhiệm vụ của Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp:
Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
– Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có những nhiệm vụ về việc quản lí chung trong lĩnh vực tài chính – kế toán thuộc phạm vi quản lí của Bộ.
– Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có những nhiệm vụ về việc giám sát tài chính các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty, Công ty 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ và các doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ là đại diện chủ sở hữu hoặc được giao quản lí.
– Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có những nhiệm vụ về việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.
– Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lí việc thực hiện ngân sách nhà nước; quản lí tài chính, tài sản nhà nước tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ.
+ Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lí việc thực hiện công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước;
+ Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức quản lí tài sản công.
– Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lí vốn đầu tư xây dựng.
+ Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các Tổng cục, Cục, Vụ và các cơ quan có liên quan, tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành theo quy định của pháp luật; Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ theo quy định.
+ Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có nhiệm vụ phối hợp thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ.
+ Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có nhiệm vụ phối hợp thẩm định, kiểm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
+ Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có nhiệm vụ chủ trì tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ.
+ Thường trực Ban Chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ.
– Công tác quản lí, giám sát đất đai.
– Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp có nhiệm vụ chủ trì thẩm tra, quyết toán phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia đối với xăng dầu, vật liệu nổ công nghiệp và các dự trữ khác theo quy định của Chính phủ.
– Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.