Nhiều khách hàng nhận được sự ưu đãi khi mua sản phẩm bởi khả năng thành toán nhanh và trước thời hạn giao kết hợp đồng. Đây được xem là một tiêu chí có lợi cho người bán lẫn người mua. Vậy, chiết khấu thanh toán là gì?
Mục lục bài viết
1. Chiết khấu thanh toán là gì?
Trong đời sống hằng ngày giao dịch mua bán hàng hóa được diễn ra thường xuyên giữa khách hàng với doanh nghiệp. Đây hầu như là một vấn đề không thể thiếu đối với đời sống xã hội. Khi người bán muốn đẩy nhnh tốc độ thanh toán thì sẽ quy đinh các điều khoản về giảm trừ cho người mua khi thanh toán trước thời hạn. Và theo đó, để được hưởng mức ưu đãi này thì người mua sẽ tiến hành thanh toán khoản tiền trong hợp đồng trước thời hạn. Khoản chiết khấu này phát sinh hoàn toàn không xuất phát từ nguyên nhân hàng hóa bị lỗi, hư hỏng gì cả. Mà nó liên quan đến thời gian thanh toán và thỏa thuận giữa các bên tham gia mua bán.
Kế toán chỉ hạch toán khoản chiết khấu này khi khách hàng trả trước thời hạn. Tức là trả trước thời gian được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Còn về nguyên nhân, có nhiều lý do. Đây là một khoản khuyến mãi cũng đồng thời là lôi kéo khách hàng về với doanh nghiệp, công ty của mình.
Như vậy, chiết khấu thanh toán được hiểu là khoản tiền người bán giảm cho người mua vì đã thanh toán trước thời hạn hợp đồng. Tài khoản sử dụng khi hạch toán là tài khoản 635 chi phí tài chính.
Chiết khấu thanh toán tiếng Anh là Payment discount
2. Nguyên tắc kế toán tiền:
- Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
- Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.
- Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.
- Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
+ Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;
+ Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.
3. Quy định về khoản chiết khấu thanh toán:
Thứ nhất, chiết khấu thanh toán, không cần xuất hóa đơn cho người mua hàng
Để hiểu được tại sao Pháp luật quy định như vậy, trước hết bạn cần nắm được khái niệm của hóa đơn. Về bản chất, nó là một loại chứng từ do người bán lập, người bán cấp phát cho bên còn lại. Qua đó, ghi nhận được thông tin hàng hóa, số lượng, đơn giá… Và xác lập mối quan hệ giữa hai bên.
Do đó, chỉ khi phát sinh hoạt động giao dịch mua bán thì mới xuất hóa đơn. Còn về chiết khấu, không phải và cũng không cần phải lập hóa đơn làm gì. Bởi đơn giản, đây chỉ là một loại chi phí mà bên bán sẵn sàng chịu để khuyến mãi cho bên mua. Khi bên mua thanh toán trước thời gian hợp đồng.
Vậy thì, khi chiết khấu, loại chứng từ nào sẽ được hình thành. Theo nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, chỉ cần lập phiếu thu và phiếu chi mà thôi.
Thứ hai, chiết khấu thanh toán được trừ khi tính thu nhập chịu thuế
Các trường hợp được trừ vào thu nhập chịu thuế được quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC. Theo đó, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng được những điều kiện:
- Khoản chi phải liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật.
- Khoản chi có hóa đơn mua hàng từ lần với giá trị từ 20 triệu trở lên (đã bao gồm thuế GTGT). Đồng thời, khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán, không dùng tiền mặt.
Qua đó, ta có thể thấy rằng, khoản chiết khấu thanh toán hoàn toàn hợp lý khi tính vào chi phí được khấu trừ. Bởi vì nó được ghi rõ ràng trong hợp đồng thanh toán, chứng từ thanh toán.
Còn đối với bên mua, khoản chiết khấu này dĩ nhiên được tính vào thu nhập chịu thuế. Điều này được quy định tại Điều 7 của Thông tư 78/2014/TT-BTC.
Thứ ba, bên nhận chiết khấu thanh toán phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Để xác định được về việc nộp thuế thu nhập cá nhân với khoản chiết khấu thanh toán, chúng ta cần chia ra làm hai trường hợp. Đó là cá nhân có kinh doanh hay không kinh doanh
- Nhận chiết khấu là cá nhân không kinh doanh
Trường hợp này hay còn nói cách khách chính là những người tiêu dùng cuối cùng. Họ mua hàng hóa về để sử dụng nên sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
- Nhận chiết khấu là cá nhân kinh doanh
Được ban hành kèm thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân kinh doanh chịu thuế TNCN theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của mình.
4. Hạch toán chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán:
- Đối với bên bán hàng
Thứ nhất, chiết khấu thương mại
Trường hợp chiết khấu thương mại giảm trừ trên hóa đơn, tức giá đã trừ chiết khấu (doanh thu thuần) nên kế toán không phải ghi vài tài khoản 521.
Trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thể hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện để được hưởng hoặc chưa xác định được số phải chiết khấu, giảm giá thì doanh thu ghi nhận theo giá chưa trừ chiết khấu (doanh thu gộp). Sau thời điểm ghi nhận doanh thu, nếu khách hàng đủ điều kiện được hưởng chiết khấu, giảm giá thì kế toán phải ghi nhận riêng khoản chiết khấu giảm giá để định ký điều chỉnh giảm doanh thu gộp, ghi:
- Nợ TK 521- Các khoản giảm trừ doanh thu (giá chưa có thuế)
- Nợ TK 333- Thuế và các khoản phải nộp (số thuế giảm do được chiết khấu thương mại)
- Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng số tiền giảm giá)
Nếu chiết khấu thương mại trả bằng tiền mà không giảm trừ/điều chỉnh giá trên hóa đơn thì khoản chiết khấu không được giảm trừ thuế GTGT phải nộp, ghi:
- Nợ Nợ TK 521-Các khoản giảm trừ doanh thu
- Có TK 3335 (Khấu trừ thuế TNCN nếu người nhận chiết khấu là cá nhân)
- Có TK111-Số tiền chiết khấu.
Thứ hai, chiết khấu thanh toán
Số chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn quy định, trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng, ghi:
- Nợ TK111, 112 (tiền thu bán hàng)
- Nợ TK 635-Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)
- Có TK 131-Phải thu của khách hàng
- Đối với bên mua hàng
Thứ nhất, chiết khấu thương mại
Trường hợp khoản chiết khấu thương mại nhận được sau khi mua nguyên, vật liệu thì kế toán phải căn cứ và tình hình biến động của nguyên vật liệu để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số nguyên vật liệu còn tốn kho, số đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm hoặc cho hoạt dống đầu tư xây dựng hoặc đã xác nhận là tiêu thụ trong kỳ:
- Nợ các TK 111, 112, 331,…
- Có TK 152, 153, 156 (nếu còn tồn kho)
- Có các TK 621, 623, 627,154,242 (nếu đã xuất kho hết)
- Có TK 241-xây dựng cơ bản dở dang (nếu hàng hóa đã xuất dùng hoạt động đầu tư xây dựng)
- Có TK 632-Giá vốn hàng bán (nếu sản phẩm đã được xác định tiêu thụ trong kỳ)
- Có các TK 641, 642 (nếu dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý)
- Có TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
Thứ hai, chiết khấu thanh toán
Khi trả cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiêt khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
- Nợ TK 331-Phải trả cho người bán
- Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán)
- Có TK 111,112 (trả tiền mua hàng)
5. Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán:
Tiêu chí | Chiết khấu thương mại | Chiết khấu thanh toán |
Khái niệm | Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. | Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng Chiết khấu thanh toán được hạch toán khi khách hàng thanh toán trong hoặc trước thời hạn mà 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
|
Nội dung | Chiết khẩu thương mại phản ánh phần chiết khấu mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc thanh toán cho người mua hàng do họ đã mua hàng hóa với khối lượng lớn đã ghi trên hợp đồng kinh tế thỏa thuận về chiết khấu thương mại.
| Chiết khấu thanh toán không được ghi giảm giá trên hóa đơn bán hàng. Đây là một khoản chi phí tài chính công ty chấp nhận chi cho người mua. Người bán lập phiếu chi, người mua lập phiếu thu để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán. Các bên căn cứ chứng từ thu, chi tiền để hạch toán kế toán và xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
|
Cách hoạt toán | Chiết khấu thương mại được hạch toán khi khách hàng mua với số lượng lớn, đạt hoặc vượt định mức mà bên bán đặt ra. Số chiết khấu thương mại thực tế phát sịnh tại bên bán: Nợ TK 521 ( chiết khấu thương mại) Nợ TK 3331 ( thuế VAT) Có TK 111/112/131 + Kết chuyển: Nợ TK 511 Có TK 521 – Đối với bên mua hàng: Nợ TK 111/112/331 Có TK 156 Có TK 1331
| Cách hạch toán: – Đối với bên bán: Nợ 635 Có 131 (Nếu giảm trừ công nợ) Có 111 (Nếu trả lại tiền) – Đối với bên mua Nợ 331 (Nếu giảm trừ công nợ) Nợ 111 (Nếu nhận tiền mặt) Có 515 Chú ý: – Chiết khấu thanh toán được tính trên số tiền thanh toán nên bao gồm cả thuế GTGT
|
Giảm trừ | Chiết khấu thương mại được giảm trừ trực tiếp trên hóa đơn hoặc xuất hóa đơn điều chỉnh giá cho các hóa đơn trước đó. Do vậy, chiết khấu thương mại được giảm trừ thuế GTGT lẫn thuế TNDN. | Chiết khấu thanh toán không được giảm trừ vào doanh thu (tức không được giảm thuế GTGT) nhưng được đưa vào chi phí hoạt động tài chính (được giảm trừ thuế TNDN). Bên nhận chiết khấu thanh toán ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính (xem phần hạch toán theo hướng dẫn Thông tư 200/2014/TT-BTC). |