Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không chỉ không chỉ cạnh tranh nhau trong chất lượng và giá bán mà còn phải cạnh tranh nhau trong việc tạo uy tín, thương hiệu, hệ thống phân phối quảng bá, mô hình kinh doanh, nhân sự… Đó cũng chính là lí do tại sao giám đốc lại trở thành một nghề. Ở Việt Nam hiện nay, giám đốc đã thực sự được xem là một nghề hay chưa?
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm và đặc điểm lao động của giám đốc:
- 2 2. Các tố chất để trở thành giám đốc:
- 3 3. Chức năng, vai trò của giám đốc trong các doanh nghiệp:
- 4 4. Phương pháp quản lý và phong cách của giám đốc:
- 5 5. Quan niệm về giám đốc qua các thời kì:
- 6 6. Điểm mạnh, yếu và những khó khăn của đội ngũ giám đốc chuyên nghiệp ở Việt Nam:
- 7 7. Các nguyên tắc để trở thành giám đốc giỏi:
1. Khái niệm và đặc điểm lao động của giám đốc:
1.1. Khái niệm về giám đốc doanh nghiệp:
Có rất nhiều khái niệm về giám đốc, tuy nhiên, có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về giám đốc trong cơ chế thị trường như sau:
Giám đốc doanh nghiệp là người được chủ sở hữu doanh nghiệp giao cho quyền quản lý điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước người chủ sở hữu về mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như kết quả của các hoạt động đó, đồng thời được hưởng thù lao tương xứng với kết quả mang lại.
Như vậy, định nghĩa này đã đề cập đến một nội dung chung cho mọi giám đốc của các doanh nghiệp ở các loại hình sở hữu khác nhau.
1.2. Đặc điểm lao động của giám đốc doanh nghiệp:
+ Lao động của giám đốc là một nghề. Do đó, nó đòi hỏi phải được học tập, đào tạo liên tục để năng cao năng lực, trình độ, đảm bảo thích ứng được với cơ chế thị trường.
+ Lao động của giám đốc là lao động phức tạp. Nó đòi hỏi phải được đào tạo qua nhiều trường lớp. Do đó, cần phải có một chế độ phân phối thoả đáng nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Lao động của giám đốc là lao động của nhà sư phạm, biết viết, biết truyền đạt ý kiến một cách chính xác và thuyết phục.
+ Lao động của giám đốc là lao động quản lý, do đó giám đốc phải có kiến thức tổng hợp về nhiều mặt.
+ Sản phẩm laođộng của giám đốc là các quyết định mà chất lượng của các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt của sản xuất kinh doanh.Quyết định của giám đốc là hành vi sáng tạo mang tính chỉ thị, tác động vào đối tượng quản lý nhằm giải quyết một vấn đề đã chínmuồi trên cơ sở nắm vững các quy luật vận động của đối tượng.
+ Lao động giám đốc là lao động của một nhà hoạt động xã hội. Người giám đốc cần hiểu thấu đáo và tuân thủ các vấn đề luật pháp, nhất là luật kinh tế, các chính sách, chế độ quy định của nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Các tố chất để trở thành giám đốc:
– Giám đốc phải có khát vọng làm giàu chính đáng:Đặc tính của họ là luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi và hành động. Họ không sợ đổi thay và họ giám trả giá, giám đánh đổi tất cả để đi đến mục tiêu là ngày càng giàu có hơn. Nghĩa là họ không trông chờ một cách thụ động mà họ luôn chủ động tìm kiếm những cơ hội cho mình một cách hợp pháp.
– Giám đốc cần có kiến thức. Người giám đốc cần có kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực cũng như kiến thức chuyên môn. Ngoài ra, giám đốc còn phải là người biết thu dụng những người giỏi hơn mình ở một số lĩnh vực nào đó vì kinh doanh là một hoạt động hết sức phức tạp, không ai có thể tự hào cho rằng mình có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức để tự mình vươn tới tương lai.
– Giám đốc phải có năng lực quản lý và kinh nghiệm, có khả năng tạo dựng một êkíp giúp việc đắc lực.
– Giám đốc phải có óc sáng tạo.
– Giám đốc phải có khả năng quan sát toàn diện để có những quyết định đúng đắn trong công việc.
– Giám đốc phải có lòng tự tin, có ý chí, nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm.
– Ngoài ra, người giám đốc cần phải có phong cách, ở đây có thể nói đến phong cách hữu hình và phong cách vô hình. Phong cách hữu hình toát lên ngay từ vẻ bên ngoài, tướng mạo. phong cách vô hình có thể do cách hành sự, nói năng. Nó không hoàn toàn đúng nhưng cũng là một yếu tố cần thiết.
3. Chức năng, vai trò của giám đốc trong các doanh nghiệp:
3.1. Chức năng của giám đốc:
– Xác định các mục tiêu dài hạn và hệ thống các mục tiêu kinh doanh.
– Thiết lập và duy trì các nền nếp quản trị trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra.
– Xây dựng và thực thi các chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năngcạnh tranh tốt trên thị trường.
– Duy trì và quản lý doanh nghiệp như một đơn vị kinh tế giữa các trách nhiệm pháp lý, kinh tế và xã hội.
3.2. Vai trò của giám đốc:
– Giám đốc là quản trị viên hàng đầu, là thủ trưởng cấp cao nhất trong doanh nghiệp.
– Giám đốc là người tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên nhằm đảm bảo quan hệ bền vững trong tổ chức.
– Giám đốc vừa là người chịu trách nhiệm về việc làm, thu nhập cho một số lượng lớn lao động, vừa chịu trách nhiệm về cuộc sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn cho họ, tạo cho họ những cơ hội để thăng tiến.
– Giám đốc là người quản lý, là chủ tài khoản của doanh nghiệp; đặc biệt trong điều kiện hiện nay, giám đốc phải có trách nhiệm về bảo toàn và phát triển vốn.
4. Phương pháp quản lý và phong cách của giám đốc:
4.1. Phương pháp quản lí của giám đốc:
– Phương pháp phân quyền:
Phân quyền là phương pháp lãnh đạo tốt nhất để giám đốc duy trì và phát triển một tổ chức. Phân quyền thực chất là sự uỷ quyền định đoạt của giám đốc cho cấp dưới. Có 4 hình thức phân quyền chính, đó là:
+ Phân quyền dọc: Quyền định đoạt được chia cho các cấp dưới theo phương pháp quản lý trực tuyến.
+ Phân quyền ngang: Quyền định đoạt được chia theo các cấp chức năng phù hợp với các phòng, ban khác nhau.
+ Phân quyền chọn lọc: Một số công việc thật quan trọng do giám đốc quyết định, còn số còn lại giao cho các bộ phận khác đảm nhận.
+ Phân quyền toàn bộ: Một cấp quản trị nào đó quyền quyết định toàn bộ công việc trong khung giới hạn nhất định.
– Phương pháp hành chính:
Đây là phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng những chỉ thị, mệnh lệnh mang tính chất bắt buộc, cưỡng bức, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như quy định về an toàn lao động, bảo hộ lao động…Quản lý hành chính là cần thiết, tất yếu đúng như Lê-nin đã khẳng định: “Chỉ có điên rồ mới từ bỏ cưỡng bức”.
– Phương pháp kinh tế:
Phương pháp kinh tế là sử dụng tiền lương, tiền thưởng và những công cụ động viên vật chất khác làm đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động thực hiện mục tiêu của quản lý mà không cần sử dụng mệnh lệnh hành chính từ cấp trên xuống.
– Phương pháp tổ chức-giáo dục:
Phương pháp tổ chức -giáo dục là sử dụng hình thức liên kết những cá nhân và tập thể theo những tiêu chuẩn và mục tiêu đã đề ra trên cơ sở phân tích và động viên tính tự giác, khả năng hợp tác của từng cá nhân.
– Phương pháp tâm lý -xã hội:
Phương pháp tâm lý -xã hội là hướng những quyết định đến các mục tiêu phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người.
4.2. Phong cách lãnh đạo của giám đốc:
– Phong cách mệnh lệnh: Đặc trưng của phong cách này là trong quá trình hình thành và ra quyết định, giám đốc không cần thăm dò ý kiến của người giúp việc và những người dưới quyền, không do dự trước các quyết định của mình. Người có tác phong này thường am hiểu sâu sắc công việc của mình, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhưng ở một số trường hợp dễ sa vào độc đoán.
– Phong cách dễ dãi (tự do): Phong cách này có đặc trưng cơ bản là trong quá trình hình thành và ra quyết định, giám đốc luôn theo đa số, dễ do dự trước quyết định của mình. Khi cần đánh giá người giúp việc, đánh giá cấp dưới, giám đốc thường vịn vào ý kiến của tổ chức cấp trên, ý kiến của quần chúng. Người có phong cách này không có tính chất quyết đoán, dễ xuê xoa, đại khái.
– Phong cách dân chủ -quyết định: Phong cách này khắc phục được nhược điểm của hai tác phong trên và trong một chừng mực nhất định tận dụng được ưu điểm của cả hai phong cách đó. Người giám đốc có phong cách này trong quá trình hình thành quyết định thường thăm dò ý kiến của nhiều người, đặc biệt của những người liên quan đến việc thực hiện quyết định, nhưng khi ra quyết định thì rất cương quyết. Theo phong cách này, giám đốc quyết đoán các vấn đề nhưng không độc đoán, luôn theo dõi, uốn nắn, động viên, tổ chức cho cấp dưới thực hiện quyết định của mình, vì vậy, đánh giá, khen chê đúng mực.
5. Quan niệm về giám đốc qua các thời kì:
Theo những phân tích và chứng minh của C.Mac, đội ngũ giám đốc là một bộ phận của lao động xã hội, một bộ phận lao động đặc biệt phát sinh từ yêu cầu chung của lao động hiệp tác, gắn với bất kỳ một loại lao động hiệp tác nào.
Ở các nước phát triển, giám đốc được quan niệm là một nghề vì nó đòi hỏi phải được đào tạo qua trường lớp và trước khi được tuyển chọn làm giám đốc thì phải thông qua thi tuyển và kiểm tra tay nghề. Do đó, đội ngũ giám đốc phần lớn là trẻ tuổi và có bằng cấp.
Ở nước ta:
– Trong nền kinh tế hoạch hóa tập trung: Ở nước ta quan niệm giám đốc là một chức vụ. bởi vì trong thời kì này, các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp nhà nước nên được Nhà nước bổ nhiệm. Vì vậy, người được nắm giữ chức vụ giám đốc hầu hết là người đã lớn tuổi theo kiểu “sống lâu lên lão làng”, đa số họ đều chưa có, thiếu, hoặc nợ bằng cấp. Do thiếu kiến thức trong quản trị doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp hoạt động yếu kém, dẫn tới thua lỗ, phá sản, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước.
– Trong nền kinh tế thị trường: giám đốc được quan niệm vừa là một chức vụ, vừa là một nghề. Do đó, trong những năm qua đã có một số doanh nghiệp thực hiện chế độ bầu cử giám đốc hoặc bỏ phiếu tín nhiệm, hoặc bỏ phiếu thăm dò. Cũng trong những năm gần đây, Bộ Công nghiệp đã mở các khoá đào tạo lớp giám đốc kế cận, đối tượng là các quản đốc, trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp thành viên có bằng đại học và dưới 45 tuổi.Hoạt động của những nhân viên quản lí, của giám đốc ngày càng phát triển cùng với nhịp độ xã hội hoá ngày càng cao các quá trình sản xuất, kinh tế và trởthành một nghề chuyên biệt, một dạng lao động chuyên biệt trong hệ thống phân công lao động xã hội, góp phần tạo ra của cải( hiện vật và giá trị ) của xã hội.
Đối tượng của lao động quản lý là những doanh nghiệp đã đạt tới quy mô nào đó, và tiền lương của nhân viên quản lí nằm trong chi phí sản xuất. Sức lao động quản lý cũng trở thành hàng hóa và thị trường này ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hay nói rộng ra là nền kinh tế thị trường.
6. Điểm mạnh, yếu và những khó khăn của đội ngũ giám đốc chuyên nghiệp ở Việt Nam:
– Điểm mạnh:
+ đội ngũ giám đốc hiện nay có một số điểm mạnh là có trình độ văn hóa, thông minh, nhạy bén, ham học hỏi, nhanh chóng tiếp cận, vận dụng tri thức mới.
+ số lượng giám đốc qua đào tạo ngày càng tăng.
– Điểm yếu:
+ Lực lượng giám đốc chuyên nghiệp của Việt Nam còn quá mỏng về số lượng. Nước ta có khoảng 80 triệu dân mà có hơn 50.000 doanh nghiệp. Chúng ta không đề cập đến nguyên nhân mà chỉ đưa ra các con số để thấy rằng doanh nghiệp của chúng ta còn rất ít ỏi, như thế thì số giám đốc cũng tương xứng và đặc biệt, số lượng giám đốc chuyên nghiệp thì lại càng ít.
+ Giám đốc ở Việt Nam chưa được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp như ở các nước phát triển. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước xem giám đốc là một chức vụ, vì thế nên vẫn còn tệ quan liêu, bao cấp.
Một vị giám đốc ngành gia thông nói: “hết tín nhiệm làm giám đốc, tôi sẽ lại làm chuyên môn. Đối với tôi, giám đốc chỉ là một vị trí, và tôi là một công chức”.
7. Các nguyên tắc để trở thành giám đốc giỏi:
– Giám đốc cấn xây dựng kế hoạch hành động: người giám đốc cần lên các kế hoạch một cách khoa học, và phải nghĩ đến những trường hợp không mong muốn, những hạn chế, khó khăn có thể xảy ra, điều chỉnh trong tương lai, và phải có kế hoạch phân bổ thời gian để thực hiện kế hoạch, hành động đó.
– Giám đốc phải biết chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
– Xem xét lại các quyết định một cách hệ thống: qua công việc này, các giám đốc biết những điểm mạnh, điểm yếu của mình, đâu là nơi họ thiếu kiến thức hay thông tin.
– Bố trí những người giỏi nhất vào đúng việc: các giám đốc thông minh thường biế điểm yếu của mình ở đâu và giao phó cho người khác làm điều này.
– Các giám đốc phải tự chịu trách nhiệm trong truyền đạt thông tin: họ phải bảo đảm được mọi người hiểu được kế hoạch, hành động của mình.
– Tập trung vào các cơ hội, bảo đảm các khó khăn không lấn át cơ hội.