Võ Thị Sáu là một vị nữ anh hùng dân tộc. Đền thờ của bà được đặt tại nghĩa trang
Hàng Dương, Côn Đảo, là một vị trí thu hút động đảo tín đồ. Bài viết dưới đây sẽ
hướng dẫn: Vài
nét tìm hiểu về chị Võ Thị Sáu và mộ cô Sáu? Vị trí
mộ cô Võ Thị Sáu ở đâu? Thời gian đi viếng mộ cô Sáu? Lễ vật
viếng mộ cô Sáu gồm những gì? Những lưu ý khi đi lễ? Nên khấn xin gì? Bài khấn
lễ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Vài nét tìm hiểu về chị Võ Thị Sáu và mộ cô Sáu:
Năm 1947, nữ tướng Võ Thị Sáu lúc ấy 14 tuổi tham gia vào chiến tranh với vai trò là chiến sĩ trinh sát của Đội công an xung phong Đất Đỏ. Sau nhiều lần trinh sát, chị bị bắt và bị kết án tử hình.
Năm 1950, Võ Thị Sáu bị giam ở khám Chí Hòa, chờ ngày xét xử. Tuy nhiên, khi tuyên án tử thì chị chưa đủ tuổi vị thành niên, do vậy, để tránh những dư luận, thực dân Pháp đưa chị ra Côn Đảo.
Ngày 21/1/1952, Võ Thị Sáu được tàu đưa ra Côn Đảo và hai ngày sau chị bị đem ra xử bắn. Lúc xử bắn, chị không muốn bịt mắt mà mở trừng về hướng bọn xử bắn, thật ngạc nhiên, những tên tay sai đều bắn hụt lượt súng đầu tiên vì sợ hãi trước ánh mắt chị. Sau đó, tên cầm đầu phải cầm súng và đến gần bắn thẳng vào chị. Do vậy, hình ảnh chị Sáu trở thành một biểu tượng anh dũng, là 1 tấm gương được nêu ra khiến bao thanh niên hừng hực khí thế trong việc chống quân thù.
2. Vị trí mộ cô Võ Thị Sáu ở đâu?
Mộ cô Sáu thuộc nghĩa trang Hàng Dương, vị trí nằm cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 1km – cùng với nơi chôn cất hơn 2.000 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, nằm gần nhà tù Côn Đảo. Vào trong nghĩa trang này, mộ cô Sáu là ngôi mộ đồ sộ nổi bật so với các ngôi mộ khác, chỉ cần đi qua hàng chục ngôi mộ liệt sĩ khác, ta sẽ thấy ngôi mộ của cô Sáu nằm ở bên trái cổng chính dẫn vào, tại khu B của nghĩa trang.
3. Thời gian đi viếng mộ cô Sáu:
Có ba khoảng thời gian hợp lý để đi lễ Côn Đảo, đó là:
– Đầu năm: từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch, đây là thời điểm có ngày lễ lớn là ngày giỗ cô Sáu vào ngày 23/01 âm lịch, thời điểm này thường thu hút nhiều du khách ghé thăm Côn Đảo nhất.
– Tháng 7 (tháng cô hồn): nhiều người chọn thời điểm này để đi lễ để xóa tội vong ân, lễ vu lan báo hiếu.
– Đi tạ lễ cô Sáu: khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch.
Tuy nhiên, bạn có thể đi lễ ở đây bất kì thời điểm nào trong năm với tấm lòn thành tâm và luôn hướng về nơi linh thiêng thì đều được che chở và phù hộ. Thông thường, nghĩa trang Hàng Dương luôn mở cửa, kể cả các ngày cuối tuần nên bạn có thể đi viếng mộ cô Sáu lúc nào cũng được. Tuy nhiên, người dân nơi đây thường đi viếng mộ cô Sáu vào khung giờ 22h – 23h55, vì mọi người cho rằng đây là thời điểm linh thiêng, nếu thành khẩn thì mọi mong ước sẽ trở thành hiện thực.
4. Lễ vật viếng mộ cô Sáu gồm những gì?
Vật cúng tế là một trong những điều cần thiết với những tín chủ, thông thường, ta có thể chuẩn bị một bộ mã cơ bản.
4.1. Lễ Chay:
Bộ đồ lễ cô sáu bao gồm:
* 1 nón lá hoặc 1 mũ tai bèo
* 1 chai nước suối
* 1 bộ trang sức
* 1 bó hương (nhang)
* 1 cặp nến (đèn cầy)
* 1 áo dài hoặc áo bà ba
* 1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp
* Giầy, guốc
* Bồ kết
Hoa quả bao gồm:
* 01 mâm hoặc giỏ trái cây (đặc biệt phải có lekima hay còn gọi là trái trứng gà)
* 01 mâm Oản tài lộc (có thể mang về thờ lấy lộc)
* 01 bó hoa trắng (Cô Sáu rất thích hoa trắng nên tuyệt đối đừng quên món đồ cúng này).
Lễ ở đài tưởng niệm phải chuẩn bị:
+ Cờ Tổ quốc;
+ Khăn rằn;
+ Mũ tai bèo;
+ Quần áo bộ đội;
+ Gói chè;
+ Bao thuốc
4.2. Lễ Mặn:
Lễ mặn bao gồm:
* Mâm xôi gà
* Heo quay
Đồ lễ thật cúng Cô Sáu có thể chọn:
* Áo dài trắng (có đủ màu)
* Áo bà ba (có đủ màu)
* Nữ trang – Trang sức (vòng tay, vòng cổ, trâm cài…)
* Khăn rằn
* Nước hoa
* Mỹ phẩm, son phấn
* Gương Lược đẹp
4.3. Lưu ý:
– Hãy chọn những lãng trái cây kèm hoa để có thể đặt được lên Mộ Cô
– Nên để ngửa nón lá nên trên và đặt đồ cúng vào đó và đặt bộ lễ lên mộ cô.
– Đồ thật dâng Cô sẽ được đưa vào nhà tưởng niệm, không được hóa.
5. Những lưu ý khi đi lễ:
– Đầu tiên là dâng lễ ở tượng đài các anh hùng liệt sĩ: Các bạn bày tất cả đồ cúng ra một cách gọn gàng, ở đó đã có sẵn các mâm đựng đồ lễ và bình hoa. Nếu có cháo trắng thì nên nấu sẵn ở khách sạn cho vào ca đến đó múc ra chén. Thắp nhang, để đồ lễ ở đó, sau đó sang mộ cô Sáu.
– Phía sau mộ cô Sáu cũng đã chuẩn bị sẵn mâm, các bạn bày đồ lễ vào mâm. Nhớ ko đc đặt mâm lễ và đồ bày trên các mộ xung quanh, cũng không được đặt lên mộ cô. Hai bên mộ Cô có bàn dài cho các bạn đặt đồ.
Khi dâng lễ nhớ lật nón lá lên cho gương lược vào để Cô chứng giám cho, các bạn cũng có thể dâng tiền cho cô sau đó xin cô cho mượn lại để làm vốn làm ăn và hứa sẽ quay lại trả cô. Tuy nhiên, khi đã hứa thì nên làm đúng còn nếu ko làm đc thì đừng hứa tránh mắc tội.
– Do tín đồ đến cúng càng đông nên bây giờ 1 người chỉ đc làm lễ 20p thôi. Các bạn đặt đồ lễ thắp nhang cho Cô rồi khấn vái, chú ý 20 phút sau dọn dẹp đồ lễ của mình để chỗ cho người khác. Sau đó, đem đồ hàng mã đi hoá vàng, còn những vật lễ như: trái cây, bánh kẹo nước suối để lại trong thùng ngay đó luôn, các tín đồ có thể xin nước suối uống để lấy lộc; Gương lược để lại trên đĩa ngay mộ cô.
– Nếu có chuẩn bị quần áo thật thì sau khi cúng xong, ở bên ngoài có đền thờ Cô rất to và đẹp, tín đồ có thể đến đó để dâng đồ lên.
– Trang phục nên mặt khi đi lễ cô Sáu Mộ cô Sáu: Nghĩa trang Hàng Dương là điểm đến tâm linh, rất linh thiêng, do đó điều quan trọng là bạn hãy chọn trang phục lịch sự, kín đáo không hở hang tránh làm mất mỹ quan, phạm phải những điều đại kỵ chốn linh thiêng.
6. Nên khấn xin gì? Bài khấn lễ như thế nào?
Hầu hết, những tín đồ có thành ý đến viếng nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo, ngoài những mong ước, tâm nguyện của riêng, thì nhìn chung họ đều bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bậc tiền nhân, anh hùng liệt sĩ đã có công lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
+ Với những nhà lãnh đạo, quan chức nhà nước, khi đi lễ nghĩa trang Hàng Dương ở tại các bia mộ anh hùng liệt sỹ và Đi lễ Cô Sáu đều cầu xin “Quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân an lành, no ấm, hạnh phúc, đất nước hưng thịnh, đổi mới, hội nhập và phát triển”
+ Riêng đối với cá nhân những người dân, là những tín đồ thông thường, mọi người đều tâm nguyện cầu được, ước thấy những điều sâu thẳm, tuy nhiên cần lưu ý tránh cầu tài lộc và tình duyên.
Khi đi lễ, ngoài việc chuẩn bị đồ lễ và văn khấn trước khi đi lễ và viếng mộ cô Sáu một cách cẩn thận chứng minh bạn là người thành tâm.
Bạn có thể tham khảo bài khấn dưới đây:
Kính lạy:
Ngài Kim niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần, Kim Niên Hành Binh, Công Tào Phán Quan.
Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần.
Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.
Con là (tên của bạn)………………………………………………………………….
Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………..
Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là: Cô Sáu
Phần mộ ký táng tại nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo.
Nay nhân ngày………………(Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần Linh đất này, Thành Hoàng Bản Thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.
Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).
Còn nếu bạn chưa kịp in bài văn khấn trên hoặc không thuộc thì cứ thành tâm khấn vái, chỉ cần nêu rõ tên họ, địa chỉ chính xác của mình và khấn xin Cô Sáu.