Mục lục bài viết
1. Chúa Bà Bản Cảnh là ai?
Chúa Bản Cảnh không phải là vị thánh cụ thể mà là tên gọi của các vị Chúa Bói, Chúa Chữa của từng địa phương, tuy không chính thức thuộc hàng ngũ Tứ Phủ nhưng do Chúa Bản Cảnh rất linh thiêng mà cũng được con nhang đệ tử bắc ghế hầu ngang hàng và có thể được hầu đan xen với các giá Chầu Bà.
Có thể kể đến một số vị như: Chúa Tây Thiên, Chúa Thác Bờ, Chúa Lâm Thao, Chúa Năm Phương. Dưới đây là thông tin về một số vị mà người đời thường hay biết đến nhất.
2. Giới thiệu về Chúa Bản Cảnh và đền thờ Chúa Bản Cảnh:
* Chúa Bà Năm Phương hay còn được gọi là Chúa Ngũ Phương. Tuy ngài Mẫu ít đề cập được văn hoá đạo Mẫu. Ngài có quyền năng cao và chuyên cai quản năm phương trời. Danh xưng của bà là Bà Chúa Quận Năm Phương, hoặc là Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa.
Trong giai đoạn khi vua Ngô Quyền đánh quân Nam Hán xâm lược. Bà thác sinh vào gia đình mang họ Vũ tại làng cổ Gia Viên, thuộc Kinh Môn xưa. Hiện nay là phường Gia Viên, quận Ngô Quyền, tỉnh Hải Phòng.
Sau đó bà trở thành nữ tướng tài giỏi được Vua tin tưởng. Bà quản lý quân lương, quân nhu trong bản doanh Gia Viên tại Làng Cấm, là phố Cấm hiện nay. Bà quản mọi việc rất chu toàn, giúp cho nghĩa quân có đủ sức đánh giặc. Do đó, nhờ sự chỉ huy của đức Ngô Vương, cùng sự chu đáo về lương thảo cùng lòng quyết tâm của các tướng sĩ tạo nên chiến thắng lịch sử vang dội tại sông Bạch Đằng vào năm 938 trong đó đặc biệt quan trọng là kết thúc 1000 năm Bắc thuộc. Sau khi giành thắng lợi, Ngô Quyền phong cho bà tước hiệu là Ngô Vương Vũ Quận Chúa.
Đền thờ của Chúa Bà Năm Phương có ở nhiều nơi và chính nhất là ở Hải Phòng như:
– Đền Tiên Nga tại địa chỉ số 53 Lê Lợi – Máy Tơ – Ngô Quyền, thờ chính cung Chúa Bà Vũ Quận
– Chùa Cấm tại Phố Cấm, tỉnh Hải Phòng ( được biết đến với tên tự là Cấm Giang Bản Cảnh Linh Từ hoặc Vân Quang Tự) được xây trên nền là nhà của Chúa bà;
– Vườn Hoa Chéo, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, tỉnh Hải Phòng (nơi này trước đây là người me Tây kia lập đền tạ ơn chúa bà ).
– Miếu Chúa nằm ở Cây đa Mười ba gốc, xóm Trại – Đằng Giang – Ngô Quyền.
* Chúa Lâm Thao còn gọi là bà Chúa Ót là chúa bói rất linh thiêng trong hệ thống Tam vị Chúa Mường Chúa Bói chính thờ tại chốn Lâm Thao, Phú Thọ vì vậy Chúa bà được gọi là Bà Chúa Lâm Thao. Mỗi năm cứ đến dịp lễ hội, hàng ngàn lượt con nhang, du khách hành thập phương đi hành hương về đây để cúng vái tỏ lòng thành tâm. Chúa Lâm Thao hay là chúa Đệ Tam Lâm Thao hoặc là bà Chúa Ót (gọi như vậy vì trong hàng Tam Vị Chúa Mường, Bà Chúa Lâm Thao là người thỉnh ở vị trí cuối cùng nên được gọi là “út”, đọc chệch đi thì là “ót”.
Là chúa bà có tài bói toán và bốc thuốc cứu dân. Tương truyền, bà là con gái của vua Hùng Vương, từ bé bà đã bị hỏng một bên mắt. Nhưng do có tài trí hơn người nên công chúa được vua cha giao cho việc lo quân nhu trong các cuộc chiến. Bà còn có tài bốc thuốc, chữa bệnh cứu người nên bà đã đi khắp vùng để cứu giúp muôn dân.
Bà chúa Đệ Tam Lâm Thao là người có tấm lòng mộ đạo, hay ăn chay niệm phật, luôn cầu chúc cho quốc thái dân an. Khi về hóa về trời, để ghi nhớ công ơn của bà, người dân đã lập đền thờ tại thị trấn Lâm Thao, huyện Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để phụng thờ.
* Chúa Nguyệt Hồ là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ hay tên gọi khác Chúa Bói Nguyệt Hồ. Gọi Chúa là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ vì Chúa là chúa thứ hai trong hàng ngũ Tam vị Chúa Mường. Ngoài ra, còn gọi là Nguyệt Nga Công chúa với sự tích cho rằng Chúa Nguyệt Hồ là con gái nuôi của Vua Hùng, hay có tài liệu nói rằng bà đã giáng thế từ thời Lê Trung Hưng.
Đền thờ Chúa Nguyệt Hồ có tại xã Hương Vĩ – Yên Thế – Bắc Giang. Đền thờ chúa có tên khác là Từ Linh Hồ Nguyệt.
* Chúa Cà Phê là bà chúa bói dân tộc Nùng từ thời thượng cổ, có nhiều quyền phép nhất trong số các Chúa Bói trên ngàn, bà rất giỏi xem bói phát lộc. Tuy nhiên bà sống ẩn dật trên núi, không hay xuất thế, nên ít người biết tới bà. Tên gọi cổ xưa của bà không phải “Bà Chúa Cà Phê”, mà vì trước đây người Pháp cho trồng cây cà phê ở vùng Hữu Lũng, Lạng Sơn nhưng cây không mọc nổi còn người dân thì ốm đau, tai họa liên miên. Lo sợ nên người dân đến kêu lễ tại một miếu nhỏ trong khu rừng cà phê. Sau này khi thấy miếu linh nên người dân đã góp tiền xây dựng đền Chúa Cà Phê. Bà cũng ít khi giáng đồng, và bà thường mặc áo đai đen, múa mồi.
* Chúa Ba Nàng được thờ tại Hữu Lũng, Lạng Sơn. Tương truyền Chúa Bà là ba chị em bị khuyết tật bẩm sinh, không muốn liên lụy tới cha mẹ khi sơ tán trong Chiến tranh Biến giới năm 1979, đã rủ nhau quyên sinh. Người dân đã lập đền thờ ba chị em, sau đó được Tứ phủ hóa và thờ phụng, với danh xưng Chúa Ba Nàng. Khi về giáng đồng, bà vận khăn áo màu đen, tay múa quạt, múa mồi và chơi đàn tính.
* Chúa Mọi là một bà Chúa Bói của người dân tộc người Mọi. Hiện nay thần tích về Chúa bà đã bị thất truyền nên cũng được khá ít người biết tới. Bà ít khi về ngự giá đồng, cũng ít người hầu Bà Chúa, Bà thường mặc áo đen hay áo chàm, múa mồi.
Đền thờ cúng Chúa Bà Tộc Mọi tại Sơn Cẩm, Phú Lương, Thái Nguyên.
* Chúa Đá Đen vốn tên là Đinh Thị Đen vốn bị hiếm muộn con cái. Đến một hôm khi ra giếng gánh nước thấy ẩn hiện rồng vàng dưới giếng, nên đã nước về tắm thì người vợ có thai, sau mười bốn tháng hạ sinh con là Nguyễn Tuấn, sau trở thành Đức Tản Viên Sơn Thánh. Còn Chúa Bà khi thác hóa, được người dân phụng thờ tại đền Bà Chúa Đá Đen, ở chân núi Ba Vì.
3. Văn Chúa Bà Bản Cảnh:
3.1 Văn Chúa Bà Bản Cảnh hay nhất:
Vua ban lập miếu nên thờ
Thánh Bà Bản Cảnh sắc phong chữ vàng
Ngôi đền linh ứng bốn phương
Nhang đăng khói tỏa ngày đêm phụng thờ
Đuốc hoa soi tỏ chén mời
Khách tiên thời lại với người tiên nga
Mây ngũ sắc Chúa thường giáng hạ
Thử lòng trần xem xét ra sao
Nhân dân làm sớ kêu van
Vua sai người lập ngôi đền nguy nga
Lâu đài điện các đường đường
Ngàn thu ghi để bốn phương dân cầu
Mầu trăng tuyết mày ngài mắt phượng
Chút lòng tiên nguyệt sáng như gương
Hào quang vân vũ sắc tường
Chúa tiên xuất thế minh lương đương thời
Một bầu sơn thủy hữu tình
Mấy tòa đá mọc rành rành như in
Sắc tặng phong anh linh đệ nhất
Ai khói hương dằn dặt điện trung
Để tử con khấu đầu phụng thủ
Nay có nhà tín chủ cầu an
Tâm trung can dốc lòng cầu đạo
Đến kêu người chỉ giáo độ cho
Phép người hiển hiện dương dương
Dám xin thục mạng tìm phương độ trì
Phép tài Chúa thần thông tam giới
Thấy dấu người tả quỷ hồn kinh
Lục thao tam lược làu thông
Tuy rằng thần nữ anh linh tú tài
Có khi hoán vũ hô vân
Khi về thượng giới tiên đô phi đằng
Cũng có khi giăng giăng thưởng nguyệt
Khi lại về ngọc điện kinh lâu
Tĩnh đàn giá ngự làu làu tường vân
Tiểu tôi phụng trí chi tài
Dám xin Bản Cảnh Thánh Bà gia ân
Cửa nhà trong ấm thuận hòa
Nhi đồng phu phụ khấu đầu làm tôi
3.2 Văn Chúa Bà Bản Cảnh chuẩn nhất:
Ngôi đền linh ứng bốn phương
Thượng cung chính vị khói hương phụng thờ
Cửa thiên môn ân thừa sắc chỉ
Giáng hạ phàm cứu thế độ dân
Điềm lành ngũ sắc tường vân
Tiêu thiều réo rắt họa vần cung thương
Ứng mộng báo phép thường giáng hạ
Cõi trần gian phép lạ ai hay
Dung nghi vẻ thắm ai tày
Diện trăng da tuyết nét mày phi phương
Lòng tiên nguyệt sáng như gương
Chúa tiên giáng thế minh lương đương thì
Nét nhu mỳ mẫu đơn đua thắm
Vẻ tinh anh say đắm quỳnh hương
Vàng trong ngọc sáng tòa chương
Minh quang soi sắc nguyệt gương làu làu
Khắp muôn dân kêu cầu ứng hiện
Chấn sơn hà bản cảnh anh linh
Đền thiêng cảnh trí hữu tình
Mấy tòa đá mọc rành rành như in
Sắc tặng phong anh linh đệ nhất
Ai khói hương nhất mực kêu cầu
Tự nhiên linh ứng nhiệm mầu
Tâm y sở nguyện khấu đầu tạ ân
Trước án tiền thành tâm bái thủ
Nay có nhà tín chủ cầu an
Dốc lòng một dạ trung can
Chúa Tiên Bản Cảnh giáng đàn độ thương
Phép người hiển hiện dương dương
Dám xin thục mạng tìm phương độ trì
Phép Tiên Chúa thần uy tam giới
Oai danh người tà quỷ sợ kinh
Sắc phong đệ nhất anh linh
Lòng tin chí kính chí thành thiện tâm
Nguyện xin Chúa giáng lâm đàn sở
Nén nhang thơm triêu mộ đêm ngày
Đàn văn nhất dạ tỏ bày
Nguyện xin Chúa độ phúc đầy lộc dư