Tín ngưỡng Thờ Mẫu là văn hóa di sản lâu đời của dân tộc Việt Nam ta. Dưới đây là bài viết về Đền thờ Chầu Đệ Tam ở đâu Sắm lễ, văn khấn đền Thác Hàn
Mục lục bài viết
1. Chầu Đệ Tam là ai?
Trong hàng ngũ Tứ Phủ Chầu Bà, thì Chầu Đệ Tam là vị chầu đứng thứ Ba. Có thể nói các sự tích, câu chuyện về Chầu Bà Đệ Tam vẫn còn hạn chế nguồn thông tin, nhiều điều chưa rõ ràng hay chưa được xác thực mức độ chính xác chưa cao. Do Chầu Đệ Tam không giáng trần thế nên ghi chép cụ thể về thần tích của Bà là không có.
Tương truyền dân gian thì Chầu Đệ Tam là cô công chúa tên Thủy Tinh Tiên Nữ, là con gái của vua Thủy Tề ở dưới Long Cung. Chầu được người đời tôn xưng là Lân Nữ Công Chúa, Bà được trời trao cho quyền quản cai trông giữ các tiên nữ tại chốn Thủy Phủ. Bên cạnh đó lại có sự tích nói rằng, Chầu Đệ Tâm là con gái của cha Lạc Long Quân, được biết đến với danh hiệu là Thủy Tinh Động Đình Ngọc Nữ Tam Giang Công Chúa. Nhưng câu chuyện này không được lưu truyền rộng rãi trong dân gian mà trên thực tế thì người dân vẫn công nhận sự tích rằng bà Chầu Đệ Tam là con gái của Vua Long Vương Bát Hải Động Đình. Ngoài ra, ở một số vùng còn truyền miệng rằng Chầu Đệ Tam chính là hóa thân của Mẫu Đệ Tam. Tuy nhiên sự tích này được cho là không có căn cứ, không chính xác vì Chầu Đệ Tam và Mẫu Đệ Tam không phải cùng là một vị.
2. Đền thờ Chầu Đệ Tam ở đâu?
Chầu Đệ Tam chủ yếu được thờ tại các vùng cửa sông và cửa biển tiêu biểu nhất là đền Hàn Sơn hay còn gọi với cái tên khác là đền Thác Hàn nằm tại xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Tương truyền rằng vào năm Hồng Đức (cụ thể là đời Vua Lê Thánh Tông năm 1470) quan Thái úy Lê Thọ Vực thực hiện nhiệm vụ chấn ải ở ngã ba sông Mã, vùng đất“rừng thiêng nước độc”. Trong lúc tình thế nguy hiểm bỗng có một người phụ nữ mặc xiêm áo trắng (sau này chính là Mẫu Đệ Tam) từ bên trên trời cao rẽ mây bước xuống đến bên võng mà nói rằng: “Hãy về nơi Nhị sơn hạ thủy vây hãm, cầu Mẫu thoải (mẹ nước) tất ứng linh”. Theo lời bà, vị Tướng về Chí Thủy (nơi ngụ của Đền Hàn Sơn hiện nay) bố trí binh trận. Và khi nước thủy triều dâng lên chính là lúc quân giặc Mạc kéo đến, vị Tướng cho quân thuyền nhỏ ra để khiêu chiến, vờ giả thua chạy về để dụ địch. Khi quân giặc kéo vào nơi đã chuẩn bị phục binh sẵn thì vị Tướng cho quân lính ra đuổi đánh khiến cho quân giặc chết vô kể, chúng thua thảm hại.
Người phụ nữ báo mộng hiến kế để tướng quân nhà Lê đánh giặc chính là “Đệ Tam Thủy Tiên Thánh Mẫu Bạch Ngọc Hồ Trung Xích Thủy Tân Xích Lân Long Nữ” hay là Mẫu Đệ Tam, với tên gọi khác như: Mẫu Thoải, Mẫu Hàn Sơn.
Để đáp lại ân đức to lớn của các thánh, vị tướng Lê Thọ Vực đã tâu lên nhà vua, vì vậy vua Lê cho lập đền thờ thánh Mẫu đệ tam tại nơi non cao Thạch Bàn của thác Hàn Chí Thủy (về sau thì đền được di chuyển xuống ven sông để người dân thuận lợi trong việc thăm viếng. Ngoài ra ở đây còn thờ Cô Bơ và vị tướng Lê Thọ Vực.
Từ đó lễ hội đền Hàn Sơn được khai mạc, tổ chức hàng năm vào tháng 6 (âm lịch). Phần chính của Lễ hội là việc rước kiệu, nó giống với cách thức là rước Cô Bơ từ đền thờ Ba Bông về hầu vị thánh Mẫu đệ tam đền Hàn (bắt đầu từ ngày mùng 9 đến ngày 12tháng 6 âm lịch). Đến khi thực hiện xong nghi lễ đó thì người ta lại rước cô trở về chốn cũ.
3. Sắm lễ đền Thác Hàn:
Một mâm lễ vật dâng hương thường bao gồm những thức đồ chay mặn tùy vào lòng tâm, không cần đè nặng giá trị vật chất nhưng cần sự nhất tâm hết mức có thể như: hương, tiền vàng, hoa, oản…
4. Văn khấn đền Thác Hàn:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con Lạy 9 phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật.
Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp.
Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng.
Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai.
Con sám hối con lạy Phật Thích Ca.
Con sám hối con lạy Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát ma ha tát.
Con Nam Mô A Di Đà Phật.
Con sám hối Thiên Phủ, Nhạc Phủ, Thoải Phủ, Địa Phủ, Công Đồng 4 Phủ vạn linh.
Con lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng.
Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu.
Con lạy tứ vị Chúa Tiên tứ vị Thánh Mẫu: Mẫu Cửu Trùng Thiên, Phủ Giày Quốc Mẫu, Mẫu Nghi Thiên Hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu, Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu, Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu, Thuỷ Cung Thánh Mẫu.
Con lạy tứ vị Vua Bà Cờn Môn.
Con lạy Đức Ông Trần Triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương, Đức Ông Đệ Tam Cửa Suốt, Nhị vị Vương Cô, Cô Bé Cửa Suốt, Cậu Bé Cửa Đông.
Con lạy tam vị Chúa Mường, Chúa Mường Đệ Nhất Tây Thiên.
+ Chúa Mường Đệ Nhị Nguyệt Hồ.
+ Chúa Mường Đệ Tam Lâm Thao.
+ Chúa Năm Phương Bản Cảnh.
Con lạy Ngũ Vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn:
+ Quan Lớn Đệ Nhất.
+ Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát.
+ Quan Lớn Đệ Tam Lảnh Giang.
+ Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai.
+ Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh.
Con lạy Tứ phủ Chầu Bà:
+ Chầu Bà Đệ Nhất.
+ Chầu Bà Đệ Nhị Đông Cuông.
+ Chầu Đệ Tam Thoải Phủ.
+ Chầu Thác Bờ
+ Chầu Đệ Tứ Khâm Sai Quyền Cai Bốn Phủ.
+ Chầu Năm Suối Lân.
+ Chầu Sáu Lục Cung Nương.
+ Chầu Bảy Kim Giao.
+ Chầu Tám Bát Nàn Đông Nhung.
+ Chầu Cửu Đền Sòng.
+ Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng.
+ Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ.
Con lạy tứ phủ Ông Hoàng:
+ Ông Hoàng Cả.
+ Ông Đôi Triệu Tường.
+ Ông Hoàng Bơ.
+ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà.
+ Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ.
+ Ông Chín Cờn Môn.
+ Ông Mười Nghệ An.
Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô:
+ Cô cả.
+ Cô đôi Đông Cuông.
+ Cô bơ Thác Hàn.
+ Cô Tư Tây Hồ.
+ Cô Năm Suối Lân.
+ Cô Sáu Lục Cung.
+ Cô Bảy Kim Giao.
+ Cô Tám đồi chè.
+ Cô 9 Sòng Sơn.
+ Cô mười Đồng Mỏ.
+ Cô bé Đông Cuông.
Con Lạy Tứ phủ Thánh Cậu:
+Cậu Cả Hoàng Thiên.
+ Cậu Đôi.
+ Cậu Đồi Ngang.
+ Cậu Bé Bơ.
+ Cậu Năm.
+ Cậu Sáu.
+ Cậu Bảy Tân La.
+ Cậu Bé Bản Đền.
Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền.Quan đứng đầu đồng,chầu cai bản mệnh.Hội đồng các quan,hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải.12 cửa rừng 12 cửa bể,Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang.Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái.Con lạy táo quân quan thổ thần.Bà Chúa đất,bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.
Đệ tử con là:…
Ngụ tại:…
Kim niên kim nguyệt, cát nhật lương thời … niên … nguyệt … nhật thời Cung nghênh khánh tiệc … (hoặc nay nhân ngày lành tháng tốt), đệ tử con cùng toàn thể gia chung nhất một lòng tòng một dạ, lễ mỏng tâm thành, tay chắp gối quỳ, mang miệng tới tâu, mang đầu vọng bái, cúi xin Phật, Thánh, Chúa, Tiên rủ lòng thương xót chấp kỳ lễ bạc, xe loan giá ngự, giáng phúc lưu ân, chứng minh công đức. Phù hộ độ trì Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà được ấm no, hạnh phúc, tứ thời không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Đệ tử con thiết nghĩ, đệ tử phúc mỏng nghiệp dày, từ kiếp trước đến nay do hữu ý hay vô ý con gây nhiều tội lỗi, nay con cùng toàn thể gia quyến xin khấu đầu khấn nguyện phát tâm Bồ Đề, làm lành tránh dữ, tu tâm dưỡng tính, phóng sinh, bố thí, bồi đắp công đức, rèn luyện đạo hạnh, cúi xin bề trên thương xót độ cho các oan gia trái chủ do tội lỗi con gây ra được hưởng phước báu siêu sinh tịnh độ.
Kính xin bề trên soi xét cho cửu huyền thất tổ bảy đời, chín kiếp nội, ngoại được hưởng đầy đủ công đức, phước báu siêu sinh về cõi an lành.
Cúi xin Phật, Thánh, Chúa, Tiên tùy duyên ban cho con và gia đình được bình an, sức khỏe, khai mở trí huệ, tu hành tinh tấn, cho gia trung con được trong ấm ngoài êm nhân khang vật thịnh nhân sinh trường thọ.
(Cầu gì thêm thì khấn thêm)
Nhất tội Ngài nhất xá, vạn tội Ngài vạn thương.
Đệ tử con lễ bạc tâm thành con giàu một bó con khó một nén giàu làm kép hẹp làm đơn, thiếu Ngài cho làm đủ, thừa Ngài cho làm đầy, cúi xin Ngài chấp kỳ lễ vật, chấp lễ chấp bái, chứng tâm cho lời khấn tiếng bái của con bay như phượng lượn như hoa tới cửa Ngài ngồi, tới ngai Ngài ngự, cho con sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm.
Con cúi xin gia tiên tổ đường nội ngoại, tổ cô mãnh tướng linh thiêng tới hầu tại cửa Phật, Thánh, tấu thay cầu đỡ cho con, cháu, chắt của Tổ được kêu thấu tấu nổi, đắc lễ, đắc bái, đắc yêu, đắc cầu. Đức Tổ cao minh tận thương tận độ.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Con xin đa tạ.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”
5. Lộ trình di chuyển tới đền Hàn Sơn:
Khách hàng hương có thể tham khảo:
Lộ trình bằng phương tiện công cộng
Tại các bến xe Giáp Bát hay bến xe Nước Ngầm, các bạn bắt xe khách về huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Sau đó bạn bắt xe tới đền Hàn Sơn cách khoảng 3km.
Lộ trình bằng phương tiện cá nhân
Từ trung tâm thành phố Hà Nội đi về ĐƯỜNG CAO TỐC Hà Nội – Ninh Bình/ĐƯỜNG CAO TỐC Pháp Vân – Cầu Giẽ/ĐƯỜNG CAO TỐC 01 tại Hoàng Liệt, sau đó đi thẳng về Trần Nhân Tông – thành phố Ninh Bình, đi vào quốc lộ 1A rồi đi vào quốc lệ 217 – đê tả Sông Lèn và sau đó đến Đền Hàn Sơn.