Học thuyết cai trị là học thuyết ra đời trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa gắn liền với khả năng thực thi quyền lực trên cơ sở tuyệt đối hóa quyền lực thức tế đối với lãnh thổ. Vậy cai trị là gì? Thuyết cai trị là gì? Tìm hiểu về học thuyết cai trị?
Mục lục bài viết
1. Cai trị là gì?
Cai trị là thuật ngữ được dùng trong thời kỳ phong kiến, chắc hẳn người dân ta được nghe rất nhiều. Cai trị được hiểu là cai quản mọi việc, nắm bắt và điều hướng mọi công việc từ trên xuống dưới, sử dụng công cụ là bộ máy hành chính Nhà nước để thực hiện các quyền thống trị, áp bức.
Thực tế trong thời đại xưa có sự phân chia giai cấp giàu – nghèo, cai trị ở đây là các thế lực cầm quyền thuộc giai cấp giàu, có quyền lực thiết lập bộ máy hành chính nhà nước, sử dụng như một công cụ tư pháp nhằm mục đích cai quản xã hội được trật tự dưới tay mình; bảo đảm người dân thực hiện đầy đủ và tuân thủ đúng pháp luật. Bản chất của việc cai trị này là mang tính quyền lực, độc tài, bạo lực, không đảm bảo sự công minh, bình đẳng mà ở đó trong xã hội, ai có tiền tài, địa vị, quyền lực là kẻ chiến thắng, áp bức, áp đặt những tầng lớp dân nghèo, thấp kém hơn mình.
Ví dụ thực tế về cai trị đó chính là thực dân Pháp áp bức, thống trị đất nước ta vào thời điểm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây là ví dụ đặc trưng, tiêu biểu cho ách cai trị độc quyền trong thời phong kiến. Thời điểm này, chính quyền phong kiến nhà Nguyễn được coi như bù nhìn, thực dân Pháp lợi dụng bộ máy hành chính nhà Nguyễn để buộc người dân Việt Nam phục tùng, thao túng người thay đổi nền văn hóa chữ viết,… nhằm biến Việt Nam thành thuộc địa của chúng.
2. Thuyết cai trị là gì? Tìm hiểu về học thuyết cai trị?
Thuyết cai trị là học thuyết được ra đời vào thời điểm của thời kì tư bản chủ nghĩa, nội dung của học thuyết cai trị cho rằng lãnh thổ của quốc gia gắn liền với khả năng thực thi quyền lực trên cơ sở tuyệt đối hóa quyền lực thực tế đối với lãnh thổ. Cụ thể, “Lãnh thổ không là vật mà là phạm vi quyền lực”,
Tác giả tiêu biểu cho học thuyết cai trị này là Elinec, Palienco, Phowvicke,…
Nội dung tiêu biểu của thuyết cai trị thể hiện ở những điểm sau:
* Đây là hoạt động của giai cấp cầm quyền:
Xã hội phân định hai gia cấp là giai cấp thống trị – giai cấp bị trị. Theo C. Mác, trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị. Và bên cạnh đó, giai cấp bị trị không chỉ bị chiếm đoạt thành quả lao động mà còn bị áp bức về tinh thần, tư tưởng cũng như chính trị.
Có thể hiểu giai cấp thống trị là tầng lớp xã hội trong một xã hội nhất định xây dựng và quyết định các nội dung vấn đề trong chính trị của xã hội đó. Quan hệ giữa các giai cấp tiêu biểu là : giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.
* Thuyết cai trị mang tính bạo lực:
Bản chất của việc thống trị là sự độc đoán trong tư tưởng, bạo lực về thể xác. Từ những sự áp bức một cách bạo tàn sẽ gây nên những mâu thuẫn lớn trong các tầng lớp xã hội, từ đó không nói chuyện theo hướng hòa bình thì phải cần đến bạo lực. Và lúc này, quân sự chính là công cụ kết hợp để đàn áp người dân, bảo đảm cho bộ máy hành chính nhà nước được quy trì và ổn định.
* Chế độ cai trị độc tài:
Độc tài được hiểu là duy nhất, do đó chế độ cai trị độc tài ở đó nhà nước chuyên quyền là của một cá nhân hay một nhóm người có quyền lực và quyết định trên tư tưởng của họ. Để phát huy sức mạnh, duy trì quyền lực của cá nhân hay nhóm người đó thì họ sẽ tìm mọi cách thôn tính, trù dập người khác.
Khác với chế độ dân chủ, quyền lực nhà nước là của dân, do dân và vì dân; thì chế độ cai trị độc tài là chế độ quyền lực nhà nước mang tính cá nhân, một phía. Trong chế độ độc tài bao gồm độc tài cá nhân; độc tài quân sự; độc tài đơn đảng; độc tài tạp chủng. Cụ thể như sau:
– Chế độ độc tài cá nhân: được hiểu là chế độ mà ở đó, mọi quyền lực nằm trong tay của một cá nhân. Kẻ độc tài theo chủ nghĩa cá nhân có thể là một thành viên trong quân đội hoặc lãnh đạo của một đảng chính trị.
– Chế độ độc tài quân sự: chủ thể nắm giữ chính quyền là một nhóm sĩ quan nắm quyền, quyết định ai sẽ lãnh đạo đất nước và thực hiện ảnh hưởng đối với chính sách. Đặc trưng tiêu biểu của chế độ độc tài quân sự được đặc trị bởi sự cai trị của một thể chế quân đội chuyên nghiệp.
– Chế độ độc tài đảng: là chế độ trong đó có duy nhất một đảng thống trị. Do đó, chỉ có một đảng cầm quyền và quyết định mọi vấn đề trong xã hội. Nhóm cá nhân kiểm soát việc lựa chọn quan chức của Đảng, và cơ quan cầm quyền sẽ được gọi là ủy ban trung ương, bộ chính trị hoặc ban thư ký.
– Chế độ độc tài tạp chủng: là chế độ trong đó có sự pha trộn phẩm chất độc tài cá nhân, độc đảng và cả chế độ quân đội.
* Chế độ cai trị tạo nên sự bất bình đẳng:
Hoạt động cai trị ở đây chủ yếu chỉ nhằm phục vụ mục đích của giai cấp cầm quyền. Ở dưới giai cấp cầm quyền còn bộ phận dân chúng – tầng lớp giai cấp bị trị. Do đó, ắt sẽ tạo nên sự bất công, bất bình đẳng trong các tầng lớp chính trị, mọi sự chỉ nghiêng về giai cấp thống trị – cầm quyền.
3. Sự thay đổi của nhà nước Việt Nam về vấn đề “cai trị” trong thời buổi ngày nay:
Hiện nay, sau khi đổi mới và trong thời đại mọi thứ được kiểm soát, nhà nước ta bước chân từ thuộc địa xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Theo quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trên cơ sở dân chủ trực tiếp; bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Chế độ pháp quyền là chế độ ở đó pháp luật đứng trên tất cả, mọi đối tượng từ cấp cao, ban lãnh đạo đến tầng lớp người dân phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Pháp luật cầm quyền và là công cụ đảm bảo an toàn cho nền xã hội.
Các cơ quan nhà nước có chức quyền lãnh đạo nắm giữ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thiết kế theo nguyên tắc kiểm soát, cân bằng để bảo đảm cho xã hội công bằng, tránh sự lạm quyền bởi bất kể cơ quan nào.
Một hệ thống pháp luật được xây dựng độc lập, xây dựng để mang tính chất răn đe, kiểm soát hành vi của người dân để bảo đảm nền văn minh; đồng thời người dân cũng có quyền khiếu nại, khởi kiện nhà nước ra trước pháp luật nếu như có sự nhũng nhiễu, vi phạm của cơ quan có quyền lực.
Việt Nam đã và đang trên đà xây dựng, phát triển đất nước vững mạnh theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Pháp quyền hiểu đơn giản đó là mọi công dân và thể chế trong một quốc gia, một nhà nước hay cộng đồng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như nhau. Không còn tồn tại sự áp bức, chuyên trách, độc tài của sự cai trị thời phong kiến.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đó là hệ thống pháp luật dân chủ, phản ánh công lí, phù hợp với quyền tự nhiên của con người.
Mục tiêu của Nhà nước tại các hội nghị trung ương, cụ thể tại Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cao việc ban hành Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” đảm bảo một nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền hiện đại. Bên cạnh đó, hoàn thiện các thể chế chính trị; hệ thống pháp luật hoàn thiện một cách nghiêm minh và nhất quán, vì một mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh; phối kết hợp chặt chẽ, kiểm soát có hiệu quả giữa cơ quan nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội được biểu hiện như sau:
– Nguồn gốc của Nhà nước là nhân dân. Hiến pháp năm 2013 quy định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
– Mọi quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân, nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
– Quyền lực nhà nước là một thể thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước khi thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.