Nghề Caddie là nghề rất phổ biến hiện nay đặc biệt trong nền kinh tế phát triển, các sân chơi golf ngày càng nhiều, dân chơi golf cũng càng ngày càng gia tăng. Công việc của caddie gồm rất nhiều việc và có rất nhiều yêu cầu nhưng thực chất mức thu nhập của họ là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Caddie là gì?
Caddie là từ ngữ xuất phát từ tiếng Pháp, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là cậu bé hay là em út trong gia đình. Qua thời gian, thuật ngữ này dần được biến thể để chỉ những người khuân vác đa năng hay những người chạy việc vặt và rồi nó để chỉ những người chạy việc tại sân Golf.
2. Công việc, vai trò của Caddie trên sân golf:
Đóng vai trò như những người phục vụ trên sân golf, caddie giữ một vai trò hết sức đặc biệt. Những công việc về phục vụ của caddie bao gồm:
Trao gậy cho người chơi golf
Caddie có nhiệm vụ trao gậy đúng và phù hợp cho người chơi golf khi golfer thực hiện đánh vì thế caddie cần nắm được kiến thức cơ bản về công dụng và cách sử dụng các loại gậy, biết được sự khác biệt giữa gậy gỗ, gậy sắt, gậy gạt, gậy lai cũng như các cấu hình đánh số khác nhau được sử dụng với một số gậy nhất định.
Cần giữ sạch gậy và dụng cụ chơi gôn
Vì là người phục vụ nên Caddie cần luôn lau và giữ cho gậy đánh golf, bóng golf cũng như các loại thiết bị khác được sạch sẽ trong suốt quá trình chơi tạo cảm giác thoải mái cho người chơi. Hiện nay, đã có nhiều sân golf hỗ trợ dụng cụ và máy làm sạch dụng cụ chơi nhưng các caddie luôn mang theo khăn để lau gậy sau mỗi lượt đánh của golfer. Với công việc này thì thường caddie sẽ thực hiện lao bóng trên mỗi green và ở đầu mỗi lỗ golf.
Cào hố cát
Trong khi người chơi di chuyển để chơi, caddie cũng được yêu cầu di chuyển theo và trách nhiệm của caddie còn bao gồm cào hố cát sau khi các tay chơi đánh bóng vào bẫy cát. Cụ thể, họ sẽ thực hiện cào toàn bộ khu vực cát bị xáo trộn.
Đo khoảng cách
Người chơi luôn muốn biết khoảng cách chính xác từ bóng đến green luôn, vì thế caddie cần hỗ trợ người chơi dự đoán khoảng cách từ bóng đến lỗ cờ, cung cấp thông tin cho người chơi. Đồng thời, caddie cũng đảm nhận nhiệm vụ nhìn hướng bóng để giúp đỡ những người chơi mới, chưa có nhiều kinh nghiệm.
Thay thế divots và ball marks
Trên sân, trong quá trình chơi người chơi có thể làm bong tróc các mảng cỏ tại fairway hoặc rough, chính vì thế các caddie sẽ có nhiệm vụ là thay thế chúng bằng cách lấy các khối cỏ rồi đặt chúng lại vị trí bị bong tróc.
Quan sát quả bóng
Caddie có nhiệm vụ theo dõi đường đi của bóng sau khi golfer đánh bóng đi, caddie cần biết chính xác hướng bóng đi và hạ cánh. Người nhặt bóng sẽ sử dụng nhiều điểm đánh dấu và cột mốc khác nhau để giúp theo dõi vị trí của quả bóng để phòng những trường hợp bóng rơi vào bẫy cát và họ không nhìn thấy.
Chăm sóc hoặc loại bỏ pin
Theo tuần tự của bóng, đến thời điểm người chơi đánh trúng bóng vào green thì caddie sẽ cần chăm sóc hoặc loại bỏ pin. Nếu người chơi golf không thể nhìn thấy hố tại vị trí bóng của họ thì caddie cần đứng gần pin rồi giữ chúng trong tay, sau đó loại bỏ khi đã đánh trúng.
Ngoài ra, phục vụ người chơi còn bao gồm một số công việc như sau:
– Kéo túi chứa gậy của khách chơi golf, bảo vệ gậy không bị hư hỏng.
– Che nắng, cung cấp nước uống, khăn lau mồ hôi, khăn lạnh và cổ vũ khách chơi golf.
– Đảm bảo theo sát khách chơi để sẵn sàng trợ giúp khi cần thiết.
Bên cạnh nhiệm vụ phục vụ người chơi, caddie cần hướng dẫn những người chơi mới như: điều chỉnh tư thế đúng cho khách chơi golf, tư vấn cho khách chọn loại gậy phù hợp cho mỗi lần phát bóng, đưa ra ra những lời khuyên hữu ích cho người chơi.
Hoặc có một số nhiệm vụ bên lề như:
– Nhắc nhở khách tuân thủ các quy định của sân golf và luật chơi golf.
– Giữ gìn vệ sinh khu vực khách chơi golf.
– Hỗ trợ ban quản lý bảo vệ, chăm sóc cảnh quan sân golf.
– Tham gia đầy đủ các cuộc họp định kỳ, đột xuất và làm các báo cáo công việc theo yêu cầu.
– Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khi được ban quản lý tạo điều kiện.
– Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.
3. Các kỹ năng, yêu cầu đối với Caddie:
Để có thể thực hiện các công việc trên cũng như đáp ứng yêu cầu của những người chơi, các caddie phải biết cách phân biệt các loại gậy và sẵn sàng đưa ra phương án phù hợp cho mỗi golfer trong các tình huống xảy ra ở trên sân. Bên cạnh đó, những công việc tưởng chừng đơn giản như vệ sinh gậy và bóng của golfer, caddie cũng cần chuẩn bị hết những vật dụng cần thiết như: bàn chải mặt gậy, dụng cụ vệ sinh gậy và bóng… để golfer của bạn có một vòng golf thoải mái.
Những caddie tốt thì cần có khối kiến thức sâu sắc về bộ môn golf để hỗ trợ golfer của bạn ở mọi trình độ.
Về kỹ năng, caddie cần có sự tự tin nhất định vào những hiểu biết của mình ở bộ môn golf để đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các golfer, giúp người chơi cảm thấy thoải mái và tin tưởng vào những xử lý tình huống của caddie.
Tiếp theo, bạn cần nắm bắt tâm lý và cảm xúc của người chơi golf. Golf là môn thể thao yêu cầu sự tập trung và sự bình tĩnh nên khi golfer có những cú đánh tệ dẫn đến những điều tiêu cực trong cảm xúc thì caddie nên động viên để đảm bảo trạng thái tích cực cho người chơi, kể cả khi bạn bị người chơi trách móc, đổ lỗi bạn cũng cần giữ bình tĩnh và xử lý sao cho thật khéo léo.
Bên cạnh đó, bạn cần biết khoảng cách của mọi hố trên sân để có để đưa ra lời khuyên giúp golfer lựa chọn gậy một cách phù hợp nhất. Trong một số trường hợp, caddy cần tính toán được khoảng cách dựa vào điều kiện thời tiết, điều kiện sân và trạng thái bóng nằm.
Vì thế, việc nắm bắt được tình hình thay đổi của thời tiết cũng là một yêu cầu đối với caddie. Caddie cần có thời gian thử chơi golf ở các tình hình thời tiết khác nhau để rút ra kinh nghiệm và chỉ dẫn cho golfer của bạn có thể chơi trong mọi điều kiện thời tiết.
4. Thu nhập của Caddie:
Tương tự một số ngành nghề dịch vụ khác, caddie thường có hai nguồn thu nhập chính, đó là tiền lương cứng và tiền hoa hồng, tuy nhiên tiền lương cứng khá là thấp và chủ yếu thu nhập của caddie đến từ tiền hoa hồng. Lương cứng hiện tại của một caddie theo khảo sát khá là thấp chỉ khoảng 10 – 12 triệu đồng/ tháng tùy vào từng sân golf. Và tiền bo, tiền tip thường khá lớn. Mức tiền típ cho Caddie ở Việt nam ở mức trung bình tầm hơn ba trăm nghìn đồng cho mỗi vòng đấu, riêng với các khách chơi theo tour của người nước ngoài thì mức này có thể lên cao hơn nữa, tầm trên 20 đô la.
Đối với những caddie có kinh nghiệm, hiểu biết, kỹ năng phục vụ tốt thì còn có thể nhận được mức tip lớn hơn. Những Caddie giỏi được book lịch thường xuyên, ngày ngày đi làm có thể có mức thu nhập lên đến hai mươi triệu trên tháng. Còn trung bình có thể có mức lương khoảng trên dưới mười triệu đồng.
5. Góc khuất nghề Caddie:
Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có bề nổi và những góc khuất, caddie cũng vậy. Người ta thường nói làm caddie như làm dâu trăm họ. Tuy khó khăn là vậy nhưng vẫn có nhiều người cạnh tranh, để có được công việc caddie này, mỗi caddie cần vượt qua hàng trăm người khác trong mỗi đợt tuyển dụng. Và sau khi trúng tuyển và trước khi trở thành một caddie chính thức, các caddie thường phải trải qua các khóa huấn luyện kỹ càng về thể lực và phải có chuyên môn kỹ càng.
Có một vấn đề nữa là, công việc caddie là làm ngoài trời nên dù điều kiện thời tiết có như nào miễn là có khách thì caddie vẫn phải thực hiện công việc nên đôi khi nghề này cũng ẩn chứa những nguy hiểm. Đã có những caddie vướng vào trường hợp vô tình bị bóng trúng hoặc đánh gậy vào chân. Dù bị ốm đau hay chấn thương, ban quản lý thường không chịu trách nhiệm bởi caddy không có chế độ bảo hiểm. Việc chấn thương sẽ do caddie và khách chơi golf tự thương lượng, giải quyết. Nhiều trường hợp không được hỗ trợ cũng đành chịu.
Thực tế hiện nay, các sân golf thường mở cửa lúc 5h30 sáng nên các caddie cần bắt đầu công việc từ lúc năm giờ. Thường theo nhiệm vụ công việc, mỗi ngày một caddie phải đi quanh khoảng mười tám hố golf. Vì thế, công việc của caddie rất vất vả và đòi hỏi nhiều yếu tố.
Ngoài ra, mỗi lỗi xảy ra đều phải chịu mức phạt rất nặng. Cụ thể như không tắt điện ra ra về, bật đèn ban ngày sẽ bị trừ lương, phạt lao động nhổ cỏ. Trường hợp tái phạm hoặc lỗi lớn sẽ bị buộc thôi việc.