Mỗi kì thi THPTQG gần kề, lại có vô số thắc mắc cần giải đáp, bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của sinh viên muốn thi lại kì thi THPTQG
Mục lục bài viết
- 1 1. Thủ tục sinh viên muốn thi lại cao đẳng, đại học?
- 2 2. Hồ sơ thi THPTQG cần những gì đối với thí sinh thi lại?
- 3 3. Xin xác nhận trên hồ sơ thi lại:
- 4 4. Hồ sơ đăng kí dự thi mua ở đâu:
- 5 5. Hồ sơ đăng kí dự thi THPTQG nộp ở đâu?
- 6 6. Đang là sinh viên đại học, cao đẳng có cần bảo lưu không?
- 7 7. Thi lại có được xét học bạ không?
- 8 8. Một số câu hỏi tư vấn cho sinh viên thi lại:
1. Thủ tục sinh viên muốn thi lại cao đẳng, đại học?
Hiện tại, theo quy chế tuyển sinh mới nhất, thí sinh chỉ tham gia kỳ thi THPT Quốc gia và lấy điểm đồng thời với kỳ thi Tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học. Với số lượng thí sinh tăng dần qua các năm trong khi chỉ tiêu của các trường không đổi. Nhiều thí sinh không trúng tuyển đại học, cao đẳng như nguyện vọng năm sau thi lại
Câu hỏi sinh viên: Cho em hỏi, em là sinh viên năm thứ 2 của trường CĐ, năm nay em muốn thi ĐH lại thì phải làm hồ sơ như thế nào? Em có cần xin xác nhận của trường hay không, nếu xin thì được trường chấp nhận không? Em có cần xin xác nhận của địa phương em đang thường trú không?
Theo quy định, sinh viên các trường ĐH, CĐ muốn thi lại phải được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường. Chỉ khi có xác nhận của nhà trường đồng ý cho bạn thi lại thì hồ sơ đăng ký dự thi mới hợp lệ.
Tuy nhiên, nếu bạn quyết định thôi học trước thời điểm làm hồ sơ đăng ký học thì không cần xin xác nhận. Khi đó em sẽ trở thành thí sinh tự do và nộp hồ sơ theo chỉ tiêu đăng ký dự thi theo quy định của Ban Tuyển sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc nộp trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ.
Về hồ sơ cần chuẩn bị sẽ có 2 đợt nộp là hồ sơ đăng ký xét tuyển môn thi tháng 4 và hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học tháng 8 theo quy định mới nhất.
Trong đợt nộp hồ sơ tháng 4, dù đã trúng tuyển và xét tốt nghiệp nhưng thí sinh vẫn phải làm bài thi THPT quốc gia để đăng ký chọn số môn thi và chọn dự thi để xét ĐH, CĐ.
Số môn thi đăng ký dự thi: Số môn thi đăng ký trong tháng 4, thí sinh tự do và thí sinh thi lại chỉ phải đăng ký những môn thi theo yêu cầu của trường, chuyên ngành đăng ký dự thi. Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 8 môn tùy mục đích.
2. Hồ sơ thi THPTQG cần những gì đối với thí sinh thi lại?
Đối với đối tượng là thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT năm nay và những thí sinh chưa tốt nghiệp các năm trước, hồ sơ dự thi cần chuẩn bị bao gồm:
Thứ nhất, 1 bộ phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia.
Thứ hai, 2 ảnh 4×6 cm đựng trong 1 phong bì nhỏ. Lưu ý mặt sau ảnh phải ghi đầy đủ họ tên và ngày tháng năm sinh của bạn. Ngoài ra, phải có 1 ảnh để dán vào vị trí quy định ở mặt trước phong bì đựng phiếu đăng ký dự thi.
Thứ ba, Bản chụp hai mặt Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Photocopy phải trên 1 mặt giấy A4
Thứ tư, 2 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
Học bạ THPT; bảng điểm hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học TX (bản sao có chứng thực từ bản chính). Thí sinh tự do bị mất bản chính học bạ THPT muốn dự thi năm nay phải có bản sao học bạ đã được cấp bản sao có chứng thực, trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu tại trường THPT nơi đang học lớp 12 hoặc nơi lưu trữ dựa trên hồ sơ của các kỳ thi trước đó.
Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp (bản sao có chứng thực từ bản chính, bản sao cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).
Giấy chứng nhận hợp lệ để hưởng các chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao sổ hộ khẩu thường trú.
Giấy bảo lưu điểm (nếu có) có xác nhận của Hiệu trưởng trường THPT nơi thí sinh dự thi năm trước.
Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT, hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
Thứ nhất, 1 bộ phiếu đăng ký
Thứ hai, Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao)
Thứ ba, 2 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ thông tin liên lạc của thí sinh
Thứ tư, 2 ảnh cỡ 4×6 cm. Lưu ý mặt sau ảnh phải ghi đầy đủ họ tên và ngày tháng năm sinh của bạn. Ngoài ra, phải có 1 ảnh để dán vào vị trí quy định ở mặt trước phong bì đựng phiếu đăng ký dự thi.
Thứ năm, CMND hoặc thẻ căn cước công dân công chứng
Thứ sau, Giấy chứng nhận hợp lệ để hưởng chế độ ưu tiên (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao sổ hộ khẩu thường trú.
3. Xin xác nhận trên hồ sơ thi lại:
Thí sinh tự do xin xác nhận vào phiếu đăng ký dự thi tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Thí sinh hoàn thiện hồ sơ và gửi về quê để xác nhận. Nếu ở xa quê nếu có sổ tạm trú thì có thể đến Công an phường nơi đăng ký tạm trú để yêu cầu xác nhận (nhớ mang theo sổ tạm trú).
Đối với những thí sinh tự do đang là sinh viên các trường cao đẳng, đại học có thể nộp hồ sơ xác nhận ngay tại trường đang theo học. Trong hồ sơ, bạn cần có giấy đồng ý dự thi THPT của hiệu trưởng trường bạn đang theo học.
Bạn cần lưu ý, đối với hồ sơ đã đóng dấu, dù bạn thuộc diện nhà trường đồng ý cho thi lại hay là thí sinh tự do thì cũng cần có xác nhận của địa phương nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.
4. Hồ sơ đăng kí dự thi mua ở đâu:
Học sinh đang học tại trường sẽ mua hồ sơ trực tiếp tại trường.
Các thí sinh tự do khác có thể mua hồ sơ tại các trường THPT hoặc tại Phòng Giáo dục nơi sinh sống.
Người dự thi có thể mua nhiều bộ hồ sơ để tránh khai man thông tin trên hồ sơ.
5. Hồ sơ đăng kí dự thi THPTQG nộp ở đâu?
Thí sinh được tự do nộp đơn ở bất kỳ tỉnh nào. Thí sinh tự do nộp hồ sơ tại điểm do Sở Giáo dục nơi nộp hồ sơ quy định, thường là phòng giáo dục quận/huyện hoặc trường THPT mà thí sinh đã theo học (Điều này tùy theo quy định của từng Sở). Thí sinh tự do có quyền tự do lựa chọn cụm thi bằng cách ghi tên, mã cụm thi vào ô số 10 trong phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia.
6. Đang là sinh viên đại học, cao đẳng có cần bảo lưu không?
Về nguyên tắc, khi bạn là sinh viên của một trường đại học, khi dự thi THPT quốc gia phải xin phép và được sự đồng ý của hiệu trưởng, người đứng đầu trường đại học mà bạn đang theo học.
Bạn không cần phải bảo lưu kỳ thi đại học vì không có quy định nào bắt buộc thí sinh phải bảo lưu khi dự thi THPT Quốc gia. Hơn nữa, kỳ thi diễn ra trong vòng 1 tháng vào thời điểm học sinh nghỉ hè nên không ảnh hưởng đến việc học tập tại Trường.
Nếu muốn bảo lưu phải làm đơn xin bảo lưu theo quy định của Trường. Bạn chỉ được bảo lưu khi đã hoàn thành ít nhất 1 học kỳ học tại trường.
Tuy nhiên, nếu bạn đã học đại học, cao đẳng được 1 học kỳ thì nên bảo lưu kết quả học tập tại trường để tạo cho mình nhiều lựa chọn hơn. Vì khi thi lại, dù bạn có quyết tâm thì vẫn có nguy cơ không vào được trường mình mong muốn, bạn vẫn có thể tiếp tục học ở trường cũ.
7. Thi lại có được xét học bạ không?
Theo quy định, điểm thi ĐH năm nào chỉ xét theo bài thi năm đó, nhưng khi đã tốt nghiệp THPT, thí sinh hoàn toàn có thể sử dụng học bạ để xét vào ĐH, CĐ.
Hiện nay, phương thức xét tuyển bằng học bạ được nhiều trường ĐH, CĐ áp dụng như Học viện Tài chính, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ĐH Thăng Long,…
8. Một số câu hỏi tư vấn cho sinh viên thi lại:
Câu 1. Em hiện đang là sinh viên ĐH năm thứ 2. Năm nay em muốn thi lại Đại học, vậy em phải xin xác nhận của trường đang học phải không? Em có phải mang hồ sơ về địa phương để xác nhận không? Nếu em thi đậu thì em có được chuyển điểm năm học đầu sang trường mới?
Trả lời: Em phải xin phép và được sự đồng ý của Hiệu trưởng nhà trường nơi em đang học. Nếu được chấp thuận nhà trường sẽ hướng dẫn thủ tục cho em. Việc có được bảo lưu các môn đã học phụ thuộc vào ngành mà em đang học với ngành của trường em đang muốn học lại
Câu 2. Thí sinh thi lại, tự do dự tuyển vào trường/ngành có môn năng khiếu thì làm hồ sơ thế nào?
Với các thí sinh dự tuyển vào trường/ngành tuyển môn năng khiếu ngoài việc làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia để lấy điểm môn văn hoá cần làm hồ sơ đăng ký dự thi môn năng khiếu theo quy định của trường mà thí sinh muốn xét tuyển.
Các bạn thi lại với các trường Năng khiếu thì theo đó, các trường Năng khiếu vẫn duy trì xét vào đại học các môn thuộc các khối như các năm trước vì vậy năm ngoái thi những môn gì thì năm nay vẫn thế bên cạnh các trường có thể mở thêm tổ hợp các môn khác (Tổ hợp môn kiểu như là khối như các năm trước) sử dụng kết quả thi của ít nhất 1 môn văn hóa (Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Anh văn, Văn) kết hợp với kết quả các môn thi năng khiếu để xét tuyển; (Ngành năng khiếu là ngành như thể dục thể thao, âm nhạc, hội họa, kiến trúc,..)