Khái quát về bài thơ Đợi anh về? Bản dịch bài thơ Đợi anh về ra đời như thế nào? Bản thơ dịch của Tố Hữu? Sửa và bình lại? Ý nghĩa của bản dịch?
Chiến tranh đã chia cắt bao nhiêu cuộc tình đẹp đẽ, để lại bao nhiêu đau xót trong lòng những người ở lại. Chiến tranh Vệ quốc ở Liên Xô dù thắng lợi nhưng cũng đã để lại bao mối tình duyên dang dở. Đó là chất liệu để các nhà thi sĩ cất bút. Hôm nay hãy cùng tôi tìm hiểu về bản dịch bài thơ “Đợi anh về” của nhà thơ Konstantin Simonov.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về bài thơ Đợi anh về:
Đợi anh về là một bài thơ rất hay của nhà thơ Liên Xô Simonov. Trong hoàn cảnh đất nước Liên Xô đang gặp muôn vàn khó khăn, bị đế quốc bao vây, nhân dân cả nước Liên Xô đã đồng lòng quyết tâm đứng lên bảo vệ tổ quốc, tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc chính nghĩa. Bài thơ đã được nhà thơ
Tuy nhiên, tình cờ chúng tôi có được bài thơ này ở dạng nguyên bản tiếng Nga, vì tôi yêu thơ và tiếng Nga nên đã cố gắng dịch nó. Vì tôi cảm thấy bản dịch của Tố Hữu chưa thực sự thể hiện được tâm hồn và ngôn từ của nhà thơ Xô Viết này.
2. Bản dịch bài thơ Đợi anh về ra đời như thế nào?
Trong sự nghiệp của mình, thời gian Tố Hữu dành cho dịch thuật văn học không nhiều, những tác phẩm dịch của ông so với các đồng nghiệp cũng không nhiều, nhưng nó luôn được dành cho một vị trí trang trọng. Trong đó, chỉ một bài “Đợi em về” cũng đủ để Tố Hữu để lại ấn tượng sâu sắc trong lĩnh vực này.
Bài thơ được dịch sang bản tiếng Pháp chứ không phải nguyên bản tiếng Nga và được dịch trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong hồi ký Nhớ lại một thời, Tố Hữu đã kể lại quá trình dịch bài thơ này: Lúc đó ông đang phục vụ trong một đơn vị bộ đội. Một đêm, nghe người lính bỗng kêu lên: “Trời ơi, nhớ vợ quá các ông ạ”, như người đồng cảnh ngộ, Tố Hữu ngồi dậy nói chuyện với người lính và người ấy, ông đọc cho anh ta nghe bài thơ “Mưa rơi” ông viết về vợ (bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng “Mưa rơi”). Người lính nghe bài thơ, thích lắm, khen: “Bác tả giống vợ em thật, tài quá”. Từ kết quả đó, trong Tố Hữu nảy sinh khát vọng làm thơ khỏa lấp nỗi nhớ người lính.
Việc sáng tác hơi khó, phần vì quan điểm của chúng tôi lúc bấy giờ, phần vì Tố Hữu không có sở trường về thơ tình. Chợt anh sực nhớ trong túi áo ở nhà bà Gái có một tập thơ dịch ra tiếng Pháp của bảy nhà thơ Nga, trong đó có bài “Đợi em” của Simonov mà anh rất thích. Thế là anh về nhà bà Gái chép lại bài thơ đó rồi trở về đơn vị. Tố Hữu đã dịch và hoàn thành bản dịch rất nhanh, dù đây là lần đầu tiên ông dịch thơ. Lúc đầu, bài thơ được Tố Hữu đọc cho các nhà văn Nguyễn Đình Thi,
“Đợi anh về” được Simonov sáng tác vào đầu những năm 40 (của thế kỷ trước), khi quân phát xít Đức tấn công dữ dội vào Liên Xô. Thời kỳ này, nhà thơ là cán bộ của Báo Sao Đỏ – hầu như ông có mặt ở khắp các chiến trường. “Đợi em về” như một lời kêu gọi cháy bỏng, một lời động viên sâu sắc đối với những người vợ, người chị ở hậu phương vững tin vào ngày toàn thắng.
3. Bản thơ dịch của Tố Hữu:
Em ơi, đợi anh về Dù tuyết rơi gió nổi Tin Anh dù vắng vẻ, Em ơi, Em cứ đợi | Dù bạn viếng hồn Anh Thì Em ơi mặc bạn Đợi Anh, Anh lại về Nào có biết bao giờ Vì sao Anh chẳng chết |
4. Sửa và bình lại:
” Em ơi đợi Anh về
Đợi Anh hoài Em nhé “Tố Hữu đã dùng từ “hoài” thể hiện sự nhấn mạnh mỗi mong nhớ của người con gái tha thiết, mong muốn chờ đợi người “anh” trở về. Câu thơ như lời nhắn nhủ với người ở phương xa rằng, tấm lòng thủy chung son sắt, “em” vẫn luôn là hậu phương vững chắc của “anh”. Điều đó sẽ không bao giờ thay đổi được.
Còn trong nguyên bản là :
” Em ơi, đợi Anh!
Anh sẽ về “
Nguyên bản “anh sẽ về” đây là lời nhắn nhủ của người phương xa, như một lời an ủi, động viên người ở hậu phương hãy vững chí, quyết tâm rằng “anh” sẽ trở về bên em. Sức mạnh của chính nghĩa của chiến tranh vệ quốc sẽ đánh thắng những kẻ thù gian ác. Chúng ta rồi sẽ đoàn tụ cùng một nhà. Tuy hai bản dịch theo hai hướng khác nhau thế nhưng giá trị của nội dung bài thơ vẫn luôn hướng tới hạnh phúc cuối cùng.
” Bạn cũ có quên rồi
Đợi Anh hoài Em nhé “
Câu này không rõ nghĩa, không chuẩn về mặt ngữ pháp và lặp lại từ ” hoài ” không thể hiện rõ giá trị của tác phẩm chính. Nội dung chính trong nguyên tác là :” Dù các bạn của Em, có ai đó đã quên người yêu của họ, thì riêng Em cứ chờ “. Hai câu có hai vế đối lập nhau, làm tăng thêm sức mạnh nội tâm về lòng chung thủy. Vậy nên dịch lại là :
” Dẫu ai đó quên rồi
Thì riêng Em cứ đợi”
Cụm từ ” ai đó ” ở đây có nghĩa không xác định, không chỉ một người cụ thể nào chứ không nên dịch như Tố Hữu là ” bạn cũ có quên rồi ” vì nó cụ thể quá làm nhạt đi ý nghĩa gốc. Ngoài ra, cụm từ ” Dẫu ai đó “đối lập với cụm từ ” Thì riêng Em ” sẽ làm nổi bật lên sự kiên định của Em . Lời dịch của Tố Hữu không làm rõ nét được điều này.
” Tin Anh dù vắng vẻ
Lòng ai dù tái tê
Chẳng mong chi người về
Thì Em ơi cứ đợi “.
Dịch thế là sai nguyên tác, vì tác giả không hề nói :” Chẳng mong chi ngày về ” nghe mang sắc thái quá bi quan ( giống như từ ” hoài ” vậy ). Xi-Mô-Nốp không nói thế. Còn vô nghĩa là ở câu dịch :” Lòng ai dù tái tê “, bởi ” lòng ai ” có nghĩa không xác định, không rõ đối tượng, còn trong nguyên bản đối tượng rất cụ thể là ” Lòng Em ” chứ không phải là một ai khác.
Nên dịch lại là:
“Đợi Anh dù phương xa
Thư Anh dù chẳng lại
Dẫu lòng bao tê tái
Thì Em ơi, cứ chờ “
” Em ơi, Em cứ đợi
Dù ai nhớ thương ai
Chẳng mong có ngày mai
Dù mẹ già con dại
Hết mong Anh trở lại…”
Khổ thơ này gần như sai đa phần so với nguyên tác. Trong bài thơ, Xi-Mô-Nốp nói: ” Em chờ Anh, nhưng đừng có hoàn toàn đặt niềm tin vào những điều tốt lành. Bởi vì, trong chiến tranh điều gì cũng có thể xảy ra cả. Nếu chẳng may Anh có hy sinh thì nỗi đau khổ của em, em phải gắng quên đi, hãy giúp me nuôi con thay Anh. Trong khổ thơ này, Tố Hữu một lần nữa lại dùng cụm từ không xác định ” Dù ai nhớ thương ai ” làm câu thơ trở nên vô hồn, không có nghĩa.
Thêm nữa, chỉ có 4 câu 5 chữ mà Tố Hữu đã 2 lần lặp lại khiến câu văn bị lặp khá nhiều: ” Chẳng mong có ngày mai – …. – Hết mong Anh trở lại … “. Trong thơ của mình Xi – Mô – Nốp không hề có suy nghĩ tiêu cực về bà mẹ như lời dịch của Tố Hữu: ” Dù mẹ già con dại – Hết mong Anh trở lại “. Còn trong nguyên tác ý nghĩa rất tích cực của tác giả là : ” Em hãy cố gắng quên khổ đau để nuôi Mẹ nuôi con ” Tố Hữu lại quên mất điều đắt giá này. Có thể nói khổ thơ này dịch sai hoàn toàn cả ý, cả lời.
Nên dịch lại là :
“Chờ Anh, Anh sẽ về
( nhưng ) Đừng chỉ mong điều tốt đẹp
Như Em từng đã biết
Nỗi đau cần phải quên…
Hãy nhìn vào Mẹ hiền
Và các con thơ dại…
… Nếu Anh không trở lại “
Như thế vừa sát nguyên văn, phản ánh được đúng tâm hồn của tác giả.
5. Ý nghĩa của bản dịch:
Bản dịch là lần đầu tiên Tố Hữu dịch nên vì vậy còn nhiều thiếu sót. Thế nhưng đây cũng là minh chứng cho một tài năng văn học ở nước ta. Đồng thời gửi gắm đến người đọc, dù là ở đâu, khát vọng về hạnh phúc và mái ấm gia đình, đẩy lùi chiến tranh vẫn luôn tồn tại.