4 tại chỗ 3 sẵn sàng là gì? Phương châm 4 tại chỗ 3 sẵn sàng trong phòng chống thiên tai. Phương châm 4 tại chỗ 3 sẵn sàng trong phòng cháy chữa cháy. Ý nghĩa của phương châm 4 tại chỗ 3 sẵn sàng trong mọi công tác.
Hiện nay, thiên tai, hỏa hoạn xảy ra ngày càng nhiều do vậy công tác phòng chống thiên tai, hỏa hoạn luôn được nâng cao hàng đầu. Một trong các nguyên tắc được áp dụng triệt để trong quá trình phòng chống thiên tai, hỏa hoạn là phương châm 4 tại chỗ 3 sẵn sàng. Vậ
Mục lục bài viết
1. 4 tại chỗ 3 sẵn sàng là gì?
4 tại chỗ, 3 sẵn sàng là phương châm được dùng trong công tác phòng chống thiên tai, phòng cháy chữa cháy,…
Cụ thể được hiểu là:
– Bốn tại chỗ bao gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
– Ba sẵn sàng bao gồm phòng ngừa chủ động; ứng phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
2. Phương châm 4 tại chỗ 3 sẵn sàng trong phòng chống thiên tai:
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên xảy ra bất thường trong cuộc sống như mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.,.. gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống cũng như hoạt động kinh tế – xã hội.
Do vậy, Nhà nước luôn đặt ra những biện pháp phòng, chống thiên tai gồm những hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục được hậu quả của thiên tại gây ra. Hiện nay trong luật phòng, chống thiên tai năm 2013 quy định về phương châm 4 tại chỗ, 3 sẵn sàng. Cụ thể là:
* Đối với lực lượng tại chỗ phòng chống thiên tai:
– Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai.
– Dân quân tự vệ cũng là nguồn lực lượng tại chỗ để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án phòng, chống thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền.
– Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
– Bên cạnh đó còn có sự đóng góp sức của các cá nhân, tổ chức tham gia tình nguyện hỗ trợ cho hoạt động phòng, chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền.
* Vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động phòng, chống thiên tai:
– Các hệ thống thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm:
+ Cơ sở dữ liệu về hệ thống công trình phòng, chống thiên tai; cơ sở dữ liệu về công trình hạ tầng có liên quan đến phòng, chống thiên tai; số liệu quan trắc và truyền phát tự động tại thời điểm thiên tai đang diễn ra; các cơ sở dữ liệu về thông tin gồm cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn, động đất, sóng thần; cơ sở dữ liệu về thiên tai và thiệt hại thiên tai.
+ Cơ sở hạ tầng thông tin gồm hệ thống thông tin công cộng và trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; thiết bị quan trắc tự động truyền tin; hệ thống thông tin cảnh báo sớm.
+ Lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, hóa chất, thiết bị xử lý nước, thuốc khử trùng và vật phẩm cần thiết khác để bảo đảm đời sống nhân dân khi thiên tai xảy ra.
Từ đó để phòng ngừa cũng như ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trường và có hiệu quả những thiệt hại do thiên tai gây ra, Đây được coi là nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai.
3. Phương châm 4 tại chỗ 3 sẵn sàng trong phòng cháy chữa cháy:
Hiện nay, rất nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra liên tiếp trên địa bàn gây ra hoang mang trong đời sống của người dân. Nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ công tác phòng cháy chữa cháy không được thắt chặt, nhiều cửa hàng kinh doanh không có cơ sở vật chất đủ đảm bảo để ứng phó kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra. Phương châm 4 tại chỗ được hiểu là cách định hướng, chỉ đạo những sự cố bất ngờ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại một số địa phương, địa bàn nhất định. Cụ thể là:
– Chỉ huy tại chỗ: thẩm quyền thuộc về tổ trưởng tổ dân phố hay đội trưởng Đội dân phòng hoặc người được ủy quyền sẽ chịu trách nhiệm trong thời gian tổ trưởng tổ dân phố, đội trưởng Đội dân phòng vắng mặt.
– Lực lượng tại chỗ: lực lượng là tất cả những người dân có sinh sống trên địa bàn khu dân cư, nòng cốt là lực lượng đội dân phòng.
– Phương tiện tại chỗ: công tác chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện phục vụ công tác cứu người, cứu hộ tài sản; các nguồn nước và các vật liệu chữa cháy như cát, nước, bình chữa cháy, xe chữa cháy,…
– Các vật tư và hậu cần tại chỗ: công tác chuẩn bị sẵn sàng các nguồn kinh phí; những nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ trong công tác phòng cháy chữa cháy.
Muốn đảm bảo tốt được công tác 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy thì cần thực hiện tốt các biện pháp như:
– Tuyên truyền hậu quả của hỏa hoạn xảy ra cũng như cách khắc phục, biện pháp phòng tránh hỏa hoạn trong các khu chung cư, bệnh viện, trường học, cơ sở kinh doanh các mặt hàng dễ cháy nổ, cây xăng,…
– Lập tổ công tác thường xuyên tuần tra, kiểm tra về cơ sở vật chất phòng cháy chữa cháy trong các cơ sở kinh doanh, các đơn vị nơi thuộc phạm vi đối tượng phải xin cấp phép phòng cháy, chữa cháy,…
– Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ cũng như tổ chức thực tập các phương án phòng cháy, chữa cháy cho người dân tại các khu dân cư, chung cư trên địa bàn quản lý ở mỗi địa phương.
– Tại mỗi địa bàn dân cư và tổ dân phố đảm bảo phải thành lập Đội dân phòng do Ủy ban nhân dân cấp phường thành lập, quản lý và chỉ đạo. Và mỗi phường phải tiến hành trang bị các phương tiện cũng như thiết bị phòng cháy chữa cháy cho đội dân phòng để kịp thời xử lý nếu như có hỏa hoạn xảy ra trong địa bàn mình đang quản lý.
4. Ý nghĩa của phương châm 4 tại chỗ 3 sẵn sàng trong mọi công tác:
Nhận thấy việc phòng chống thiên tai hay phòng cháy chữa cháy mang tính hệ thống từ phòng ngừa cho đến ứng phó và cuối cùng là khắc phục hậu quả do thiên tai hay đám cháy xảy ra.
Hiện nay, thiên tai cũng như hỏa hoạn xảy ra ngày càng nhiều và gây ra thiệt hại ngày càng lớn. Từ đầu năm 2022, về thiên tai luôn diễn ra bất thường, tiêu biểu nhất là đợt mưa bão Noru đợt tháng 9 năm 2022 vừa rồi, gây ra hậu quả về người, tài sản, giao thông bị chia cắt nghiêm trọng tại nhiều tỉnh, thành ở miền Trung,… Bên cạnh thiên tai, các vụ cháy nổ tại khu dân cư hay các cơ sở kinh doanh karaoke xảy ra cũng ngày càng nhiều, liên tiếp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong mấy tháng cuối năm 2022, xảy ra liên tiếp các vụ cháy tại các hàng quán karaoke bởi đó là khu vực kính và các chủ kinh doanh không đăng ký giấy phép và đảm bảo cơ sở vật chất phòng cháy chữa cháy dẫn đến bị thiệt hại về người rất nhiều.
Do đó, để chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, phòng cháy chữa cháy, các ban ngành địa phương phải gấp rút vào cuộc tích cực triển khai công tác chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ, 3 sẵn sàng để công tác phòng ngừa, đối phó cũng như khắc phục hậu quả xảy ra được đảm bảo kịp thời và đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Các ban ngành cần có hệ thống xây dựng cũng như tổ chức lên kế hoạch chi tiết và cụ thể các phương án dự phòng cho công tác phòng chống thiên tai, hỏa hoạn. Bên cạnh đó, cần nâng cao, đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, bổ sung các trang thiết bị cho công tác đối phó, phòng chống thiên tai, hỏa hoạn xảy ra. Củng cố, nâng cao chuyên môn kiến thức cho các lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở để ứng phó thiên tai, hỏa hoạn kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”.
Từ đó, mới thấy phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng” đem lại hiệu quả và giúp cho công tác phòng ngừa, phòng chống thiên tai, hỏa hoạn được áp dụng triệt để, đem lại cuộc sống bình yên cho người dân trên từng địa bàn.